Mỗi khi nhắc đến Việt Nam, người ta không chỉ nhớ đến vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, khoáng đạt. Nhiều người lại nhớ tới thái độ hiếu khách niềm nở của người dân địa phương. Ngoài ra còn có ẩm thực Việt Nam, điều mà mỗi khi nhắc tới người ta không khỏi xuýt xoa, trầm trồ.
Theo tiếng Hán thì ẩm tức là uống còn thực tức là ăn, như vậy khi dịch nghĩa ra ẩm thực là ăn uống. Ẩm thực còn có nghĩa là một nền văn hóa ăn uống ở một dân tộc. Nó đã hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ vì thế không còn là văn hóa vật chất mà thậm chí là văn hóa tinh thần.
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa được hình thành từ nhiều đời theo một cách tự nhiên. Hầu như dân tộc nào, quốc gia nào cũng đều có nét văn hóa ẩm thực riêng. Văn hóa ẩm thực của từng nước có sự khác nhau do thời tiết, thói quen sinh hoạt tạo nên. Chính vì thế mà văn hóa ẩm thực của từng nước thường không bị nhầm lẫn. Ẩm thực Việt Nam đa dạng về các món ăn, có sự pha trộn của nhiều nguyên liệu và sự độc đáo không nơi nào của nước chấm... tất cả tạo nên nền ẩm thực Việt Nam không thể nhầm lẫn với bất cứ quốc gia nào khác.
Lịch sử ẩm thực Việt Nam đã phải trải qua nhiều biến cố thăng trầm do đó có ít nhiều biến đổi so với khi mới ra đời.
Ngày xưa, tổ tiên của chúng ta có thói quen ăn uống rất nhạt, nhất là khu vực miền Trung đất nước. Hầu như tất cả thức ăn đều được kết hợp của tất cả các vị từ: đắng, chua, cay, mặn, ngọt. Nhưng phần trang trí thức ăn sao cho đẹp mắt thì không được chú trọng hay quan tâm. Tron bữa ăn chỉ có chén cơm là dùng riêng còn lại tất cả canh, rau, thức ăn mặn và nước chấm đều được dùng chung cả nhà. Thói quen sinh hoạt này vẫn tiếp tục được duy trì cho đến tận hôm nay.
Ẩm thực Việt Nam ngày nay vẫn tiếp tục thừa kế nét ẩm thực xưa nhưng có nhiều điểm tích cực và đổi mới. Những nét ẩm thực xưa cũ vẫn tiếp tục được duy trì trong nhiều gia đình một cách trọn vẹn. Nhưng do sự phát triển của nền kinh tế và sự mở cửa hợp tác giao lưu của đất nước mà rất nhiều luồng văn hóa mới được xâm nhập vào Việt Nam. Ẩm thực nước ngoài khi vào đến Việt Nam được tiếp thu và sáng tạo thêm để hấp dẫn hơn và phù hợp khẩu vị người Việt hơn.
Thông qua quá trình tiếp thu học hỏi nét đẹp ẩm thực của các nước trên Thế giới có thể thấy ẩm thực của Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ đều góp phần đem đến sự phong phú đa dạng của ẩm thực nước ta. Không những thế ẩm thực hiện nay còn chú trọng hơn đến việc trình bày và trang trí bắt mắt, hấp dẫn đến khó cưỡng lại. Thức ăn ngày nay được đặt trong nhiều bát đĩa có hình thái ngộ nghĩnh, làm từ nhiều chất liệu khác nhau góp phần mang đến bữa cơm vui vẻ.
Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống quần tụ trên ba vùng miền tạo ra những món ăn mang hương vị độc đáo. Trong đó với miền Bắc thì nét đặc trưng trong chế biến là không cay quá, không mặn quá, không ngọt quá... Tất cả cân đối, hài hòa tạo nên món ăn thanh đạm nhưng cực hấp dẫn. Trong khi đó miền Trung thường chế biến món ăn đậm đà và cay nồng có sự kết hợp của màu đỏ và màu nâu. Riêng đối với miền Nam, ẩm thực của người dân lại tương đối là đơn giản và không quá cầu kỳ. Các món ăn thường thiên về béo nhiều, ngọt và cay.
>>> Xem thêm:
Như vậy là bài viết trên đã vừa giới thiệu đến bạn về ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên đây chỉ là những thông tin hết sức sơ khai và tóm tắt. Để có thể hiểu sâu sắc hơn về nền ẩm thực nước nhà bạn cần có thời gian nghiên cứu chuyên sâu hơn và tự mình trải nghiệm để đưa ra đánh giá chính xác nhất.
Hy vọng bài viết trên đã đem lại những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Nếu cần được trợ giúp các thông tin về phong thủy, bạn có thể liên hệ đến:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ:
Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM