Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Vật Phẩm Qua Câu Chuyện / Sự tích và Ý nghĩa của Cóc Thiềm Thừ

Sự tích và Ý nghĩa của Cóc Thiềm Thừ

(0)
Cóc thiềm thừ hay tên gọi khác là con cóc ngậm tiền. Một trong những linh vật phong thủy được rất nhiều người thờ cúng hiện nay.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Cóc thiềm thừ hay tên gọi khác là con cóc ngậm tiền. Một trong những linh vật phong thủy được rất nhiều người thờ cúng hiện nay. Để biết rõ chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa, cách khai quang điểm nhãn, cách thờ cúng. Cùng Phong thủy Tam nguyên tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Cóc Thiềm Thừ là gì?

Thiềm thừ có hàng chục tên gọi khác nhau từ tên gọi cũng như tác dụng của nó. Chúng ta có thể gọi Thiềm Thừ 3 chân là Thiềm Thừ phong thủy (vì đây là linh vật phong thủy). Hay Thiềm Thừ tài lộc (khả năng mang lại tài lộc), Cóc Thiềm Thừ (hình dáng như loài cóc), Cóc 3 chân (vì nó chỉ có 3 chân và giống cóc) cùng nhiều tên khác nữa.

Cóc Thiềm Thừ là gì?
Cóc Thiềm Thừ là gì?

2. Sự Tích Cóc Thiềm Thừ

Có 2 truyền thuyết phổ biến về cóc thiềm thừ. Một là theo truyền thuyết của Đạo Giáo thì cóc vàng vốn là một con yêu tinh tu hành hàng chục vạn năm, chuyên đi hại nhân gian.

Xem thêm: Những Sai Lầm Trong Việc Sử Dụng Cóc Thiềm Thừ 

Một sự tích khác thì cho rằng Lưu Hải vốn là con một người buôn bán sống tại Phúc Kiến, Trung Quốc. Thuở nhỏ tính Lưu Hải rất tinh nghịch. Trong một lần câu cá ông đã câu được một con cóc 3 chân ở giếng. Từ khi câu được cóc 3 chân ông thường xuyên gặp may mắn, gia đình buôn bán phát đạt, tiền vào như nước, làm việc gì cũng thuận lợi.

Sau này ông có duyên gặp được Lã Động Tân để học tiên phép, tu thành chính quả. Trở thành một vị tiên. Ông cho rằng những gì mình có được đều nhờ và cóc 3 chân nên đã hóa phép để cóc nói được tiếng người. Cùng ông cứu nhân độ thế. Hình tượng cóc thiềm thừ ngậm tiền vàng cũng ra đời từ đó.

3. Ý nghĩa phong thủy của Cóc Thiềm Thừ

Dù theo sự tích nào thì con thiềm thừ cũng chuyên đi nhả tiền để cứu giúp nhân gian. Do đó, nó được xem là biểu tượng của sự may mắn, phát tài, là linh vật để chiêu tài hút lộc.

Trong phong thủy, cóc thiềm thừ còn có khả năng hóa hung thành cát, hóa giải các điềm xấu, mang tới sự an lành cho gia chủ. Thậm chí, quan niệm dân gian còn cho rằng ao hồ nhà nào có nhiều cóc trú ngụ thì nhà đó sẽ tránh được những điều xấu, phòng được nguy hiểm, tai họa để cuộc sống được thuận lợi, bình an.

Trong cuộc sống, nhất là với những người làm ăn kinh doanh thì người ta thường mua cóc thiềm thừ ngậm tiền. Đặt tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê, quán bar, siêu thị… Với mong muốn hút được nhiều tài nhiều lộc, buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt.

Việc đặt cóc thiềm thừ cũng giúp ngăn chặn các vận xấu liên quan đến việc thất thoát tiền bạc. Những người làm ăn kinh doanh lớn hay đang đối đầu với các vấn đề về tài chính thì nên đặt một chú cóc 3 chân ngậm tiền trong nhà, trong văn phòng.

Ý nghĩa của Cóc Thiềm Thừ trong phong thủy
Ý nghĩa của Cóc Thiềm Thừ trong phong thủy

4. Cách trưng bày Thiềm Thừ phong thủy 

4.1. Lưu ý hướng đặt

+ Khi đặt cóc phải hướng cho cóc quay vào trong nhà hoặc hướng về gia chủ. Theo phong thủy, thiềm thừ sẽ nhả tiền bạc, may mắn ra, nếu quay vào phía trong nhà thì tiền tài sẽ đổ vào, quay ra ngoài tiền tài sẽ tiêu tan.

4.2. Vị trí đặt 

+ Tuyệt đối không đặt trong bếp, phòng tắm hoặc gần nhà vệ sinh. Nếu đặt ở những vị trí này thay vì mang tài lộc đến cóc sẽ trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi, tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà.

+ Nên ưu tiên đặt cóc ở những vị trí thấp hoặc đặt dưới đất. Cóc là loài vật sống dưới đất. Để thiềm thừ càng gần đất mẹ, khả năng phong thủy càng phát huy mạnh.

+ Không phủ vải hoặc để bất kỳ thứ gì phủ lên trên mắt Thiềm thừ.

+ Khi đặt cóc ở bàn thờ ông Địa: Nên để ngồi dưới đất, cạnh bàn thờ. Nếu ở trong cùng bàn thờ thì phải để ông Địa cao hơn cóc.

+ Thiềm Thừ Phong Thủy sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi “phù hộ” cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này. Và khi khai quang cũng không nên để người lạ vào.

+ Khi đã đặt cóc ba chân thì hạn chế di chuyển, mỗi lần di chuyển sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả phong thủy. Nếu di chuyển phải chọn ngày, giờ đẹp.

Đặt Thiềm Thừ ở đâu để linh ứng
Đặt Thiềm Thừ ở đâu để linh ứng?

5. Cách khai quang Thiềm Thừ

5.1. Khai quang để linh ứng hơn

Thiềm thừ là một linh vật thông nhân tính do đó khi mua cóc về bạn nên khai quang điểm nhãn để giúp vật phẩm linh ứng, thu hút Tài Lộc tốt hơn

Khai quang, điểm nhãn cho Thiềm Thừ
Khai quang, điểm nhãn cho Thiềm Thừ

Xem thêm: CÓC THIỀM THỪ PHONG THỦY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH

5.2. Các bước khai quang

Quy trình khai quang khá đơn giản bạn có thể tự làm. Hoặc nếu cảm thấy khó có thể nhờ thầy xem cho ngày đẹp khai quang:

Bước 1: Xem ngày tốt xấu & cần lựa chọn một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ

Bước 2: Theo cách thức xem tử vi thì cần lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa. ( Có thể thay thế bởi nước thanh tịnh sạch sẽ)

Bước 3: Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ .

Bước 4: Đặt cóc vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.

Bước 5: Sau lúc lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô cóc .

Bước 6: Lấy một ít nước chè (nước trà) vẩy vào mắt linh vật. Đây còn được gọi là khai quang điểm nhãn theo tử vi thiết kế kiến thiết kiến trúc).

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ