Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Di sản - Bảo vật / Thạp đồng Đào Thịnh hiện vật dự trữ lương thực

Thạp đồng Đào Thịnh hiện vật dự trữ lương thực

(0)
Thạp đồng Đào Thịnh là hiện vật điển hình, chức năng chính của nó là đồ dự trữ lương thực, nó còn được dùng trong nghi thức chôn cất người chết.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1.Câu chuyện tìm ra Thạp đồng Đào Thịnh

Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện sau một vụ lở sông đầu những năm 1960. Chiếc thạp cùng một số đồ đồng khác như trống, chậu nằm trong dấu tích một khu mộ quý tộc Đông Sơn giàu có. Bên trong chiếc thạp mới bị lở ra đó còn vết xương người và một số đồ đồng thau tùy táng khác.

Thạp đồng Đào Thịnh
Thạp đồng Đào Thịnh

2. Công dụng của Thạp đồng Đào Thịnh

Theo tài liệu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, thạp đồng Đào Thịnh có niên đại khoảng 2.500 năm. Thạp cao 96cm; đường kính nắp: 64cm; đường kính đáy: 60cm, đường kính thân nơi rộng nhất: 70cm.

Thạp là loại hình di vật được phát hiện khá nhiều và khá tiêu biểu trong văn hóa Đông Sơn. Thạp là một trong những đồ đựng của cư dân Đông Sơn, ngoài ra nó còn được dùng trong nghi thức chôn cất người chết. Thạp còn đầy đủ cả thân và nắp.

Thạp Đào Thịnh là một hiện vật điển hình, chức năng chính của nạp là đồ đựng dự trữ lương thực. Khi được phát hiện, trong thập còn chứa nhiều than tro và rằng người chết, điều đó chứng tỏ chiếc thạp còn được dùng làm quan tài mai táng chủ nhân sau khi hỏa thiêu.

3. Các hình vẽ trên Thạp

Thân thập có hình khắc 6 chiến thuyền mũi cong, có nhiều người mặc y phục hóa trang lông chim, đứng trên sàn thuyền, giữa lòng thuyền có một pháo đài trên có người đang cầm cung trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Các chiến binh còn lại, người cầm cung, lao, giáo, rìu chiến, dao găm. Theo thứ tự ai sử dụng vũ khí đánh xa thì đứng trước, vũ khí đánh gần đứng giữa và phòng vệ thì đứng sau cùng.

Từ hình dáng, cấu trúc của con thuyền ấy cũng như sức chở và sự bố trí bình lọc trên thuyền đã phản ánh kỹ thuật đóng thuyền thời kỳ này rất phát triển, cư dân Đông Sơn không chỉ có tài năng chiến đấu trên bộ mà còn thành thạo cả thủy chiến, có đủ một bản lĩnh quân sự vững vàng trong một xã hội sản xuất phát triển đã có sự phân tầng giai cấp.

Những đề tài trang trí trên nắp thạp là 4 cặp tượng trai gái đang giao hợp (hiện còn 2 cặp). Trai thì xõa tóc, ngang hông đeo dao găm, đóng khố. Gái thì bận váy ngắn. Bộ phận sinh dục của nam giới được thể hiện rất rõ. Qua đó, có thể thấy được quan điểm, tính phồn thực rất rõ ràng của cư dân Việt cổ.

Ý nghĩa các hình vẽ trên Thạp
Ý nghĩa các hình vẽ trên Thạp

4. Ý nghĩa của Thạp đồng

4.1. Ý nghĩa về sinh sôi nảy nở

Thạp đồng, mà đại diện là thạp Đào Thịnh thể hiện mong muốn của người dân về sự sinh sôi nảy nở, trời đất mưa thuận gió hòa. Những hoa văn về sự giao tình giữa các cặp nam nữ cũng cho thấy con người Việt cổ tin và sự cân bằng âm dương.

Hình ảnh sinh thực khí lớn hơn bình thường còn khẳng định thời kỳ đó đã bắt đầu nảy sinh sự phóng đại của tính đực. Hiện thạp đồng Đào Thịnh đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tượng nam nữ giao hoan trên nắp thạp đồng là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa dân gian. Tín ngưỡng này đậm nét trong cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đặc biệt là thời kỳ văn hóa

Đông Sơn. Trong quan niệm của người xưa, trời là dương, đất là âm. Âm - Dương kết hợp khiến cho vạn vật sinh sôi nảy nở là quan niệm xuyên suốt, chi phối văn hóa của nhiều dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Thời kỳ văn hóa Đông Sơn có nhiều tín ngưỡng đan xen tồn tại nhưng phồn thực vẫn là tín ngưỡng nổi bật. Tín ngưỡng này còn kéo dài đến ngày nay, được biến điệu đi, như tục thờ nò nưỡng được bảo lưu tại một số tỉnh miền Bắc. Ngoài thạp Đào Thịnh, một số đồ đồng khác cũng có những hoa văn hoặc tượng đúc nổi mang tín ngưỡng phồn thực này.

Thạp đồng dùng để lương thực hoặc dùng cho chôn cất
Thạp đồng dùng dự trữ lương thực hoặc dùng để chôn cất

4.2. Tín ngưỡng, văn hóa

Từ xưa, thạp đồng được dùng để đựng rượu trong những buổi tế lễ lớn, hoặc cất giữ lương thực, đựng ngũ cốc, nước. Thạp Đào Thịnh chứa đựng than tro cốt có thể liên quan đến tục hỏa táng của người Việt cổ.

Như vậy, chức năng của thạp đồng đã được biến đổi, ban đầu là nhạc khí, thể hiện vị thế của người sở hữu nhưng sau trở thành "quan tài" chứa đựng xương cốt và đồ tùy táng. Cho đến nay, ngoài thạp Đào Thịnh ra, chưa có một chiếc thạp nào có được kích thước, kiểu dáng và đề tài trang trí độc đáo tiêu biểu như vậy.

Thạp đồng Đào Thịnh được coi như một hiện vật nghệ thuật cổ độc nhất vô nhị, bởi nó chính là bản thông điệp của quá khứ gửi cho thế hệ mai sau về cuộc sống vật chất và quan niệm phồn thực của cư dân Đông Sơn, trong khi xã hội phải rất lâu nữa chữ viết mới hình thành.

Bảo vật như một thông điệp từ quá khứ, phản ánh cuộc sống sinh động của cư dân Đông Sơn, khi xã hội chưa hình thành chữ viết nhưng kỹ thuật đúc đồng thì đã đạt đến đỉnh cao. Trong đó, trống đồng, thạp đồng là những hiện vật điển hình nhất của nền văn hóa này.

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ