Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phật Giáo / Trì Chú Đại Bi có bị vong theo không?

Trì Chú Đại Bi có bị vong theo không?

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Trì Chú Đại Bi có bị vong theo không?

Chú Đại Bi được mệnh danh là thần chú cứu khổ cứu nạn, nếu như càng đọc nhiều gia chủ sẽ đón nhận được nhiều điều tốt đẹp. Song vẫn có nhiều gia chủ thắc mắc “Trì chú đại bi có bị vong theo không?”.

Chú Đại Bi hay còn được gọi là Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika Xitta Dharani), là bài trì chú đơn giản và căn bản nhất, minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokitesvara Bodhisattva). Bài chú này còn có nhiều tên gọi khác như: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni…

Chú Đại Bi 108 biến
Chú Đại Bi 108 biến

Theo Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, chú Đại Bi được Quán Thế Âm Bồ Tát đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, Bồ Tát, các Thần và vương. Cũng tương tự như câu thần chú Om mani Padme Hum phổ biến, Chú Đại Bi là châm ngôn rộng rãi cùng với Phật Quán Thế Âm ở Đông Nam Á. Bài chú này có công năng bảo vệ thân chủ, giúp thân tâm con người được thanh tịnh, yên lành.

>>> Xem thêm: Có nên đặt ảnh Phật trong ví không?

Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Thế Âm Bồ Tát với tâm đại từ đại bi, luôn nghĩ tới chúng sinh, mong cho chúng sinh luôn được an lạc, tai qua nạn khỏi, sống khỏe, tiêu trừ được tất thảy bệnh tật và toàn bộ nghiệp chướng từ nhiều đời nhiều kiếp, được chứng quả thành tựu công đức, mong cầu như ý, Ngài đã nói ra câu thần chú Đại Bi này.

Câu Thần Chú này được một thiền sư người Ấn Độ dịch lại. Vào thời nhà Đường du nhập vào Trung Quốc, sau đó được dịch sang tiếng Trung và Hòa Thượng Thích Thiện Tâm dịch sang tiếng Việt. Kinh và Thần Chú được trân trọng, tụng niệm trong những buổi khóa lễ, nghi lễ trì tụng theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa ở nhiều quốc gia.

Nhiều người khổ đau mong muốn tìm tới sự an lạc, tránh khỏi những bế tắc, phiền não trong cuộc sống. Tuy nhiên có những ý kiến trái chiều cho rằng, việc trì tụng như vậy dễ khiến người âm theo và điều khiển. 

Đạo Phật công nhận có cõi sống trung ấm, nhưng đó chỉ là cõi tạm, cõi trung gian. Thân trung ấm cũng là một loại thân vật chất, tuy rằng là loại vật chất đặc biệt mà con mắt trần của con người không thể nhìn thấu được. Nhưng đã là thân vật chất thì không thể lâu được, nó cũng phải biến đổi và hoại diệt.

Theo ý tưởng trên chúng ta biết chúng sinh ở cõi âm, chỉ có sự chờ đợi tái sinh theo nghiệp duyên, không có việc tái sinh bằng cách dựa dẫm, thâm nhập vào người khác.

Vì vậy, người trì tụng mà bị người cõi âm thâm nhập, là do người đó phát tâm trì tụng mà không có thầy hướng dẫn, không có phương pháp tu vững vàng nên không đạt được chánh niệm, không nhất quán nên thiên ma quấy nhiễu trở thành loạn ý, loạn tâm.

Vì thế, người trì tụng chú mà bị vướng mắc thiên ma quấy nhiễu thì ngưng trì chú một thời gian rồi lại tiếp tục trì tụng. 

Trì Chú Đại Bi cần phải có thầy hướng dẫn, người Phật tử phát tâm trì tụng Thần Chú Đại Bi, trước tiên vẫn phải là nhờ thầy hướng dẫn, trợ duyên, khai đường mở lối cho Phật tử trì tụng thần chú đến khi thuần thục, chánh niệm, sẽ không bị ma quỷ quấy nhiễu.

>>> Xem thêm: Cúng lễ Vu Lan như thế nào là đúng với đạo Phật

Để được tư vấn về cách lập và bố trí ban thờ Phật, quý gia chủ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý của thầy Tam Nguyên sẽ giải đáp trực tiếp.

Tham khảo tượng Phật Quán Âm TẠI ĐÂY.

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Số 134, Đường Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ