Tượng Nữ thần Devi được tìm thấy ở Hương Quế. Năm 1901, Louis Finot đã phát hiện một pho tượng quý, đó là tượng nữ thần Devi. Tượng được chế tác bằng sa thạch, cao 38,5cm, rộng 21,6cm, dày 11,8cm và nặng 20kg có niên đại khoảng thế kỷ IX - X.
Sau khi phát hiện pho tượng đã gây sự chú ý đặc biệt cho giới nghiên cứu người Pháp nên sau đó, Parmentier đã đưa về lưu trong kho của Viện Viễn Đông Bác cổ ở Hà Nội, đến năm 1932 được trưng bày ở bảo tàng Louis Finot ở Hà Nội (Tiền thân của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
Năm 1954, người Pháp đã cho chuyển vào Bảo tàng Blanchard de la Brosse ở Sài Gòn (tiền thân của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP. Họ Chí Minh). Bức tượng nữ thần Devị của Hương Quế hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Tượng thần Vishnu - Thần Bảo tồn
Đây là tượng bán thân với lông mày dài và công nối liền từ mặt phải qua mắt trái chứ không bị ngắt đoạn ở khoảng giữa, làm cho vầng trán của nữ thần trở nên sinh động. Mi mắt nữ thần khá dài, sống mũi thẳng, miệng đang cười, tai đeo trang sức.
Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu thì đây là chân dung hiếm thấy của một nữ thần Ấn Độ được “Chămpa hóa” với “mái tóc vén lên thành nếp gấp lớn cuộn bồng viền theo trán, phần đỉnh đầu với các lọn tóc thắt bím được bới cao và kết dính bằng các bím tóc đặt theo chiều ngang và chia đôi cân đối.
Phía trước có đính một vầng trăng lưỡi liềm và hai bên tết tóc như hình bậc thang, phía sau tóc bím từng dãy dài ôm vào gáy. Cổ thon cao, ngực để trần căng sức sống nhưng vẫn giữ được vẻ thánh thiện”.
Xem thêm: Tượng thần mặt trời Surya
Nữ thần Devi có tên là Haradevi, là vợ của vua Indravarman II. Do bà có nhiều công đức, nên khi qua đời bà được vua Jaya Sinhavarman (893 - 904) cho tạc tượng để thờ cúng như các vị thần khác.
Điều này được ghi lại trong văn bia thứ 2 ở Đông Dương mà Louis Finot đã tìm thấy. Tượng nữ thần Devi ở Hương Quế được các nhà nghiên cứu đánh giá là tác phẩm điêu khắc đẹp nhất trong nghệ thuật tạc tượng các nữ thần của nghệ sĩ tạo hình Chămpa thế kỷ thứ X.
Với đường nét mỹ thuật riêng biệt và khác với các tác phẩm điêu khắc thời kỳ Đồng Dương, tượng nữ thần Devi đã cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu bởi gương mặt quý phái đầy huyền bí, nhưng lại hết sức gần gũi và thường được nhắc đến với cụm từ “đẹp như Chiêm nữ”, hoặc “thần Vệ nữ của phương Đông.
Để hiểu rõ hơn về các bảo vật quốc gia Việt nam mời các bạn theo dõi các bài viết tại
Xem thêm thông tin tại mục: Di sản bảo vật