Tượng Phật Lợi Mỹ được người dân tìm thấy tại làng Lợi Mỹ, Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, giữa năm 1937. Nhận thấy giá trị độc đáo của tượng gỗ nặng hơn 100kg, tỉnh trưởng Sa Đéc lập tức gửi công văn đến Thống đốc Nam kỳ thông báo. Sự việc được Viện Viễn Đông Bác Cổ tiếp nhận, thẩm định.
Trong công điện gửi ông Louis Malleret – nhà khảo cổ chuyên về nền văn hóa Óc Eo – Viện Viễn Đông Bác Cổ đặc biệt lưu ý giá trị của bức tượng với hình dạng kỳ lạ.
Ông đánh giá tượng có tính thẩm mỹ cao, thể hiện nghệ thuật điêu khắc của người Óc Eo sống khoảng 1.500 năm trước và yêu cầu mau chóng đưa vào bảo tàng Blanchard de la Brosse (Bảo tàng Lịch sử TP.HCM hiện nay).
Cao 2m, rộng 0,5m, tượng được chạm khắc từ cây gỗ trai nguyên khối, trong tư thế đứng thẳng trên bộ sen. Bệ có hình tròn, thắt giữa tạo thành 2 tầng.
Tầng trên gồm một lớp cánh tròn, đầu cánh thuôn nhọn và nhiều lớp xen kẽ nhỏ hơn. Phần nhụy tròn giữa tạo thành bệ. Tầng dưới gồm một lớp đài sen úp, 2 lớp cánh tạc trên một nền trụ tròn phía dưới.
Tượng có khuôn mặt hơi gãy, miệng mím với hai vành môi rõ, cằm lệm hơi đưa ra. Hàm hơi vuông, tại cong, dái tai dài gần chấm vai. Chỏm Usnisa hơi nhọn.
Xem thêm: Tượng nữ thần Devi
Phần đầu không nhận thấy các lọn tóc. Cô không có ngấn. Thân thể được tạc khá thon mảnh, vai ngang, ngực rộng, eo thon, đùi thẳng và chắc. Hai tay gập vuông góc, đưa ngang ngực trong tư thế ấn chuyển Pháp luân. Đức Phật khoác y kín hai vai và dài tới cổ chân.
Tượng Phật gỗ là sản phẩm đặc trưng của nghệ thuật văn hóa Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long, vừa phản ánh tính chất tiếp thu các luồng ảnh hưởng nghệ thuật mới, vừa bộc lộ những nét bản địa chân chất, bền vững trong sự sáng tạo đa dạng.
Những pho tượng Phật gỗ là những tác phẩm điêu khắc đặc sắc đã được cư dân cổ đồng bằng sông Cửu Long tạo ra và góp phần làm nên những tinh hoa của nghệ thuật Phật giáo Việt Nam ngay từ những thế kỷ đầu Tây lịch.
Xem thêm: Tượng thần mặt trời Surya
Tượng Phật “Lợi Mỹ” cho thấy một giai đoạn thăng hoa trong nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân Óc Eo. Tượng cũng thể hiện sự phát triển rực rỡ của Phật giáo từ xa xưa tại Việt Nam, phản ánh trình độ tiếp thu các luồng nghệ thuật mới của cư dân cổ. Họ cũng khéo léo hòa quyện cùng những nét bản địa chấn chất, kéo tôn giáo và con người đến gần nhau hơn.
Để hiểu rõ hơn về các bảo vật quốc gia Việt nam mời các bạn theo dõi các bài viết tại
Xem thêm thông tin tại mục: Di sản bảo vật