Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phật Giáo / Vì sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Vì sao khi lễ Phật phải chắp tay?

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

VÌ sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Trong nghi lễ, nghi thức hằng ngày, chúng ta thường thấy những người Phật tử khi lễ Phật, chào nhau, họ thường chắp tay và niệm Phật: “Nam mô a di đà Phật”.  Hành động đó trong Phật giáo được gọi là ấn Liên hoa (hay hợp thập).

Hình thức chắp tay được biểu hiện bằng: hai bàn tay áp lại với nhau, các ngón tay khép vào, lòng bàn tay rỗng không, tựa như hình búp sen sắp nở.

Vì sao khi lễ Phật phải chắp tay?
Vì sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Hành động chắp tay đó không chỉ xuất hiện từ khi Phật giáo ra đời, mà thực ra trước đó, trong xã hội Ấn Độ cổ, người Ấn Độ họ đã quan niệm: Tay phải là bàn tay thánh thần, dành cho thần thánh, trong sạch và linh thiêng; tay trái là tay bất tịnh, trần tục. Chắp tay lễ Phật thể hiện cho sự hợp nhất thánh thiện và trần tục, dung thông thần thánh. Phật giáo đã phát triển truyền thống này của Ấn Độ thành hợp thập.

Theo quan niệm Phật giáo, hai bàn tay chắp lại phía trước ngực là thể hiện lòng thành kính, sự tập trung tư tưởng, tấm lòng hướng thiện, thiền định, nhất tâm, ngợi ca và tán dương. Bên cạnh đó là sự tiếp thu, kế thừa và phát triển tư tưởng truyền thống. Giáo lý Phật giáo cho rằng, chắp tay ẩn chứa ý nghĩa vô cùng cao đẹp, đó là sự dung hòa, hợp nhất các phạm trù đối lập, biểu thị thật tướng của vũ trụ vạn pháp, tìm về với bản nguyên chân diện mục của pháp giới.

>>> Xem thêm: Chân thiện mỹ là gì? Ý nghĩa của chân thiện mỹ trong đạo Phật

Riêng về ấn Liên hoa này, đã được giáo lý Phật giáo nhắc tới trong nhiều Kinh điển. Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiên răn dạy: “Cung kính hợp thập lễ”, hành động chắp tay thể hiện sự tôn kính, được phát khởi.

Tiếp đó, trong Quán Vô Lượng thọ Kinh nói, chắp tay biểu thị cho sự ngợi ca, tán thán uy đức và thần lực của chư Phật và chư Bồ Tát.

Kinh Đại Nhật cho rằng, tay trái tượng trưng cho Định, tay phải tượng trưng cho Tuệ, chắp tay là biểu trưng cho Định và Tuệ (trí tuệ), đồng hiện và thuần nhất.

Ý nghĩa của hành động chắp tay trong đạo Phật
Ý nghĩa của hành động chắp tay trong đạo Phật

Mười ngón tay là đại diện cho mười pháp giới. Quán tưởng thập pháp giới trong hai bàn tay úp lại. Chắp tay chính là thâu nhiếp loạn tâm, tập trung tinh thần, tư tưởng hướng về Phật, tâm và hành động tương ứng, đồng nhất. Chỉ là một cái chắp tay, nhưng thâu nhiếp tất cả giáo lý Phật giáo.

Nếu như chắp đôi bàn tay phía trước ngực mà tâm tư thanh tịnh, không phân tán, bấn loạn, thiền định, dẹp bỏ mọi tạp niệm, quán tưởng Như Lai, thấy được vạn pháp dung thông, bất nhị, đó là đã chứng nhập vào cảnh giới Niết Bàn.

Đôi bàn tay của chúng ta: tay trái là biểu trưng cho trí tuệ còn bàn tay phải là sự thể hiện của lòng thương yêu. Bàn tay trái còn nêu biểu cho tâm của chúng ta, bàn tay phải nêu biểu cho tâm Phật.

Bên cạnh đó, tay trái còn là biểu tượng cho tâm hồn của chúng ta, tay phải là biểu tượng cho tâm đức Phật.

Năm ngón tay trên bàn tay trái biểu trưng cho năm Phật mẫu trí tuệ, năm ngón bàn tay phải biểu trưng Ngũ trí Phật Mẫu. Đồng thời, năm ngón tay còn đại diện cho địa, thủy, hỏa, phong, không đại. Mười ngón tay biểu trưng cho trí tuệ Phật, đức hạnh Ba la mật, nêu biểu cho sự hình thành của vũ trụ.

Do đó, sự phối hợp của hai bàn tay Định – Tuệ tạo nên sự chuyển động của vũ trụ, của pháp giới và trở thành bản thế nguyện của chư Phật.

Bước vào nơi cửa chùa thanh tịnh, hành động chắp tay chào các sư Thầy hay huynh đệ, chính là sự trân trọng, tôn kính đức Phật ở mỗi người. Khi chắp tay, phải tự ý niệm đây là sự hài hòa, đồng nhất giữa tính Phật với tự tính tâm của bản thân và tôn trọng, trân quý những vị sư hay những vị Phật tử mà mình đã gặp gỡ.

Người trước mặt mình có thể là một người bình thường, một vị tu hành mật hạnh, biết đâu là một vị Bồ tát thị hiện…, nên chắp tay chào hỏi người đối diện là hành động không những thể hiện cho sự từ tốn, khiêm nhường, kiệm đức mà còn là sự trân trọng, tôn kính trước một chủng tử Bồ Đề, một hiện thân của chư Phật, một con người có hạt giống tâm thiện đức có thể sẽ thành Phật trong kiếp vị lai.

Đây còn là hành động ẩn chứa giá trị cao đẹp, thiêng liêng trong Phật giáo
Đây còn là hành động ẩn chứa giá trị cao đẹp, thiêng liêng trong Phật giáo

Với những người sơ cơ trên đường Đạo, việc chào hỏi bằng hành động chắp tay còn mang ý nghĩa thức tỉnh “búp sen xin dâng tặng người, một vị Phật tương lai”. Do đó, ngoài ý nghĩa kết ấn, hợp thân còn chứa đựng giá trị văn hóa cao đẹp, sâu sắc, thể hiện tính đặc thù của Phật giáo.

>>> Xem thêm: Người có căn tu là người như thế nào?

Trên đây là lý giải của chúng tôi về "Vì sao khi lễ Phật phải chắp tay". Hy vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý độc giả. Nếu như có bất kỳ thắc mắc, cần tư vấn, giải đáp về cách bố trí phong thủy nhà ở hay mua những vật phẩm phong thủy mang ý nghĩa cát lành, may mắn cho gia đạo, giúp gia đạo luôn bình an, tài lộc phát triển, quý gia chủ có thể để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý thầy Tam Nguyên sẽ giải đáp kịp thời!

Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam, mang đến cho quý vị những dịch vụ, sản phẩm phong thủy tuyệt vời nhất, chất lượng nhất, để giúp cho cuộc sống của quý gia chủ luôn hưng thịnh, vững bền!

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc và Phong Thủy Tam Nguyên

Số Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ