Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Di sản - Bảo vật / Cây Đèn Đồng Hình Người Quỳ

Cây Đèn Đồng Hình Người Quỳ

(0)
Cây đèn đồng hình người quỳ là bào vật niên đại văn hóa Đông Sơn. Cây đèn đồng lấy cảm hứng từ hình ảnh từ người tù binh Hung nô
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1. Nguồn gốc của cây đèn đồng hình người quỳ

Năm 1935, nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Jane và Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) đã tìm thấy cây đèn này tại một khu mộ trong cuộc khai quật ở Lạch Trường Thanh Hóa. Hiện vật được xác định có iên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước.

Cây đèn đồng hình người quỳ
Cây đèn đồng hình người quỳ

2. Hình dáng, kích thước của cây đèn đồng

2.1.Kích thước

Đèn cao 40cm, rộng 27cm, nặng 1,9 kg, mang hình tượng người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ. Trên đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm.

Người cầm đèn này có bộ mặt rất đặc sắc, không có nét nào phảng phất tính chất Hán: mắt to không xếch, nổi mí rất rõ, khối lông mày nổi cao, sống mũi khá thanh, miệng ngậm, môi khá dày. Tượng Có râu dưới cằm và ở hai mép có nổi hại vết nhỏ tựa như ria.

người cầm đèn có gương mặt rất đặc sắc
Người cầm đèn này có gương mặt rất đặc sắc

Xem thêm: Tượng đồng cõng nhau thổi kèn

2.2. Hình dáng

Đầu tượng có những hình xoắn chữ S đổi thành tuyến nổi, phía đỉnh có một bướu nhô cao hình gần tứ diện. Hai bên thái dương mỗi phía có một hình tròn nhú trên trán tượng có một mô típ đặc biệt hình chữ V. Phía dưới cổ có băng trang trí bằng hoa văn hình học. Trên mỗi cổ tay đều đeo một vòng tay.

Chung quanh bụng có một thắt lưng, trang trí hình hoa 6 cá. Phía trước có hai dải từ thắt lưng rủ xuống hai bên. 

Chân đèn trong hình thức một người đang quỳ, hai tay bưng một cái khay, ở hai bắp tay và đằng sau lưng có 3 hình người nhỏ, mỗi người ôm một cần cong hình chữ S. Mỗi một cần hình chữ S này đỡ một địa đèn, tuy nhiên không rõ vì lí do nào đó mà các đĩa đèn được trưng bày cùng chân đèn.

Trên đùi, hai gót chân và các cần đỡ đèn có các tượng rất nhỏ đang quỳ, tư thế tay rất sinh động. Trên đèn có tất cả mười tượng nhỏ như vậy nhưng do các tượng này đã bị ăn mòn nhiều nên rất khó để nhận biết hoạt động đang diễn ra. Dưới đáy pho tượng có một cái lỗ, có lẽ xưa kia được sử dụng để gắn vào một vật cố định nhằm giữ cho giá đèn đứng vững.

Hình dáng của đèn đồng hình người quỳ
Hình dáng đèn đồng hình người quỳ 

Xem thêm: Trống Đồng Ngọc Lũ - Bảo vật thời kỳ Đông Sơn

3. Cây đèn lấy cảm hứng từ người hầu bê đèn

Khi mới khai quật, đèn đã bị xâm hại ít nhiều, hai đĩa đèn và các mảnh vỡ của ba cái cần rơi vãi xung quanh tượng. Sau khi được làm sạch, các nhà khảo cổ học đã phục chế lại như hình dạng ngày nay.

Có nhiều cách lý giải khác nhau về tạo hình của hiện vật này. Theo nhà nghiên cứu O.Jane, bức tượng thể hiện hình ảnh một vị thần. Ý kiến khác cho rằng cây đèn thể hiện văn hóa Hán và người đàn ông quỳ là một tù binh Hung Nô bị bắt và trở thành người hầu bê đèn. Theo quan điểm này, cây đèn hình người quỳ là hiện vật của sự tiếp biến văn hóa Việt- Hán.

Tượng cây đèn hình người quỳ là hiện vật độc đáo trong số ít những cây đèn cùng loại thuộc thời kỳ hậu Đông Sơn, phản ánh sự giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa khác. Cây đèn với hình khối tạo tác và hoa văn trang trí thể hiện tài năng nghệ thuật cũng như tư duy thẩm mỹ và khả năng tiếp nhận, thích ứng của người Việt có hàng ngàn năm trước.

Đây là cây đèn hình người lớn nhất trong số ít cây đèn cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân có ở Việt Nam cách đây 2 thiên niên kỷ.

 

Để hiểu rõ hơn về các bảo vật quốc gia Việt nam mời các bạn theo dõi các bài viết tại mục: Di sản bảo vật

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ