Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Di sản - Bảo vật / Trống Đồng Hoàng Hạ

Trống Đồng Hoàng Hạ

(0)
Trống đồng Hoàng Hạ không chỉ để làm nhạc khí mà còn là biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1.Nguồn gốc của trống đồng Hoàng Hạ

Ngày 13-7-1937, nhân dân xóm Nội, thôn Hoàng Hạ (nay là xã Văn Hoàng), huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trong lúc đào mương lấy nước, tình cờ đào được một chiếc trống đồng ở độ sâu 1,5m dưới lòng đất.

Đây là chiếc trống đồng rất đẹp, các nhà khoa học chuyên ngành Mỹ thuật, Lịch sử và Khảo cổ xếp hạng chiếc trống này này vào hàng "Á hậu Đông Sơn”. Nghĩa là nó chỉ đứng sau trống đồng Ngọc Lũ và cũng vì thế mà Trống có tên gọi là trống đồng Hoàng Hạ.

Trống Đồng Hoàng Hạ
Trống Đồng Hoàng Hạ

2. Hình dáng, cấu tạo của trống đồng

2.1 Hình dáng

Trống đồng Hoàng Hạ khi đào lên còn rất nguyên vẹn. Trống là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn, cao 61,5cm, đường kính mặt 79cm.

Về hình dáng và kích thước tương tự như trống Ngọc Lũ. Hoa văn phong phú và cũng gồm hai loại là hoa văn hình học và hình khắc người, động vật và vật thể. Trống có dáng đẹp, thân trong chia ba phần cân đối.

2.2. Cấu tạo

Trên mặt trống, ở chính giữa có hình ngôi sao nổi với 16 Cao Ngọc Lũ chỉ có 14 cánh). Xen kẽ các cánh sao là những hoạt kiểu lông công.

Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn. Ngoài những hoa văn tương tự như hoa văn trên trống Ngọc Lũ là các chân thẳng hàng, chữ gãy nổi tiếp, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến y song, văn hình răng cưa... còn có thêm vành hoa văn hình xoắn ốc càng tròn đồng tâm ở vành thứ 7 từ trong ra ngoài.

Hình khắc người động vật thì không có vành hươu nai, chim bay xen kẽ. 

Tang trống miêu tả một đoàn thuyền gồm 6 chiếc. Trên thuyền có - văn người đánh trống, người hóa trang đội mũ cắm lông chim cam Áo người ngồi đánh trống, người cầm mái chèo.

Trên mỗi thuyền lại có cao, tầng dưới để trống đồng, tầng trên có người dương cung chuẩn đi bắn. Lại còn có cảnh một người tay cầm giáo, tay khác túm tóc một người đang trần truồng như trong cảnh chuẩn bị giết tù binh làm lễ hiến tế.

Xen giữa các thuyền là các hình chim đứng và dưới các chiếc thuyền là hoa văn hình cá bơi. Phần giữa thân gọi là lưng trống có cảnh chiến binh đang cầm rìu chiến và cũng được hóa trang lông chim.

Quai trống gồm hai đôi kiểu quai kép, trang trí hoa văn bện thừng. Chân trống đúc trơn không vẽ hoa văn.

Mặt trống khắc nổi ngôi sao 16 cánh
Mặt trống khắc nổi ngôi sao 16 cánh

Xem thêm: Trống Đồng Ngọc Lũ - Bảo vật thời kỳ Đông Sơn

3. Nét hoa văn trên thân trống

Hoa văn ở phần thân trống là bố cục và trang trí giống như trống Ngọc Lũ. Trên tang trống, ngoài các vành hoa văn hình học còn có hình 6 chiếc thuyền, xen giữa thuyền là những hình chim có từ 2 đến 4 con.

Hoa văn trên trống đồng Hoàng Hạ thuộc loại trống Đông Sơn có những hoa văn hiện thực tả người, chim, nhà sàn, thuyền đẹp nhất trong nhóm trống đứng đầu về nghệ thuật tạo hình là Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà và Cổ Loa. Về trang sức, tất cả thuyền trưởng đều cầm trống lệnh, vũ sĩ và người cầm lái đều đội mũ lông chim.

Theo các nhà nghiên cứu về trống đồng thì so với trống Ngọc Lũ kỹ thuật đúc trống Hoàng Hạ kém hơn, trên mặt và thân trống không đều như trống Ngọc Lũ và có một số vết rỗ mặc dù chỉ là những vết nhỏ, hoa văn trang trí cũng không đẹp và tinh tế như trống Ngọc Lũ.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai chiếc trống không nhiều. Chúng có niên đại xấp xỉ nhau, đều thuộc giai đoạn phát triển rực rỡ của trống Đông Sơn.

4. Trống đồng biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo

4.1. Biểu tượng cho quyền lực

Trống đồng ngày xưa không chỉ để làm nhạc khí mà còn có chó năng biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo của những người đứng đầu và một tập thể cộng đồng dân cư ở một lãnh địa nào đó.

Có thể nói đỉnh cao của nền văn hóa Đông Sơn chính là nghệ thuật đúc đồng mà qua đó những tác phẩm đúc đồng tiêu biểu đã được tạo ra, điển hình trong đó là những chiếc trống đồng. Đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn không thể nhầm lẫn với sản phẩm của bất kỳ nền văn hóa cổ nào khác trên thế giới.

Đặc biệt nhất trong số những sản phẩm đồ đồng của nền văn hóa có niên đại hàng nghìn năm này không gì khác chính là Trống Đồng. Bộ sưu tập trống đồng được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay cũng có thể phần cho thấy thực tế đó.

4.2. Giá trị lịch sử qua chiếc trống đồng Hoàng Hạ

Trống Hoàng Hạ còn giúp các nhà sử học dựng được bức tranh lịch sử của thủ đô Hà Nội cách đây hơn 2000 năm. Giá trị lịch sử nhất ở chỗ trống được phát hiện ngay trong lòng đất, chứng tỏ cư dân cổ đại ở đây phải là chủ nhân, từng sử dụng và chôn cất trống. Cũng tức là người Việt ở bên bờ sông Hồng là chủ nhân trống đồng.

Việc phát hiện trong lòng đất chiếc trống Hoàng Hạ ở Phú Xuyên lại giúp cho các nhà khảo cổ biết được nhiều điều bí ẩn của vùng đất này hơn nữa. Cách đây khoảng 5000 năm cả vùng Hà Nội ngày nay là vịnh biển.

Trống Đồng Hoàng Hạ chứng tích văn hóa Đông Sơn
Trống Đồng Hoàng Hạ chứng tích văn hóa Đông Sơn

Xem thêm: Thạp đồng Đào Thịnh hiện vật dự trữ lương thực

Đến thời điểm 4000 năm, khi nước biển rút đi (mà thuật ngữ khoa học gọi là thời kỳ biển thoái), thì đồng bằng mới lộ ra dần dần. Rồi lại phù sa sông Hồng bồi đắp mới có con người từ vùng núi và trung du đổ về khai hoang lập ấp. Một vài làng cổ còn để lại dấu tích trong lòng đất những đồ gốm, đồ đá, đồ đồng.

Trống Hoàng Hạ trong lòng đất Phú Xuyên như một chứng tích của cư dân văn hóa Đông Sơn chinh phục vùng đất trũng, còn ngập mặn. Đó cũng là bằng chứng của sự gian lao vô bờ bến và công sức khai hoang mảnh đất phía nam Hà Nội thời kỳ đó.

Để hiểu rõ hơn về các bảo vật quốc gia Việt nam mời các bạn theo dõi các bài viết tại mục: Di sản bảo vật

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ