“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” không chỉ có ý nghĩa lớn lao về lịch sử, mà còn mang tính văn, có giá trị về ngôn ngữ tiếng Việt. Bản thảo được viết tay trên 2 trang giấy rời, giấy không có dòng, màu trắng ngà, mực màu nâu đen. Trên trang 1 có một số dòng sửa. chữ, viết chèn... Trên trang 2 có bổ sung một số chữ: thực dân và thống nhất, Hà Nội ngày 19-12-1946, Hồ Chí Minh bằng mực màu xanh nha Bản thảo hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình. Chúng ta phải nhận nhượng. Nhưng chúng có càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hệ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất.
Làm cho cả nước đứng lên chiến đấu bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn. Với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ chính trị dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình hình thực tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính toán thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ.
Việc nổ súng phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ đô là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện một nghệ thuật khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, quả cảm và sáng tạo.
Với hai trang viết giản dị, dễ hiểu, tinh tế, nhưng hào hùng, hừng hực khí thế xung thiên, lời kêu gọi đã diễn tả được những tư tưởng, chí, tình cảm của cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm.
Tuy không có những điển tích, những từ ngữ Hán Việt khó hiểu, nhưng những tư tưởng, quan điểm mới, tiến bộ về kháng chiến vẫn được biểu hiện rõ ràng, khúc triết, trong đó cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Bình Gốm Hoa Lam vẽ thiên nga
Mạch văn ngắn gọn, súc tích, lôgíc chặt chẽ, lập luận chắc chắn, mạnh mẽ, dứt khoát, có sức thuyết phục lớn, thể hiện quyết tâm đánh giặc và niềm tin quyết thắng.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã thổi vào lòng người dân Việt Nam một tinh thần thép, cháy lên lòng căm thù đối với thực dân Pháp của hàng triệu người Việt Nam, quyết hy sinh thân mình để giành lại độc lập dân tộc. Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng, là xuất phát điểm cơ bản cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, nhưng giá trị lịch sử của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, cổ vũ, hiệu triệu quốc dân đồng bào kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, đoàn kết nhất trí đánh giặc, giữ nước, giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.
Để hiểu rõ hơn về các bảo vật quốc gia Việt nam mời các bạn theo dõi các bài viết tại mục: Di sản bảo vật