Trong văn hóa và tư tưởng của người Việt, bình phong trong phong thủy là một vật phẩm rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn. Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên đi tìm ý nghĩa và vị trí đặt chính xác tại phòng khách của vật phẩm này nhé.
Bình phong là một bức vách được tạo bởi nhiều tấm ván khác nhau, kết nối chúng là bản lề. Tùy từng gia đình sẽ chọn những chất liệu và thiết kế hoa văn khác nhau. Bình phong với chiều cao từ 1m7 – 1m8 với phần chân cố định, có thể gấp lại tùy nhu cầu sử dụng và thường được đặt ở phòng khách.
Bình phòng ngoài việc được sử dụng trong phòng khách để ngăn phòng và trang trí thì còn mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Công dụng đầu tiên phải kể đến đó là việc làm chậm và hóa giải năng lượng xấu trong phòng khách.
Theo đánh giá của chuyên gia phong thủy Tam Nguyên, bình phong còn làm giảm đi tính vượng của Hỏa khí. Khi Hỏa khí quá vượng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến cả phụ nữ và trẻ nhỏ trong nhà. Chính vì vậy, đặt bình phong sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng không đáng có khi Hỏa khí quá vượng gây ra.
Bình phong có thể được thấy rất nhiều trong những bức ảnh, tài liệu, phim truyện thời xa xưa. Tuy vậy, ngày nay, vẫn có rất nhiều người ưa chuộng sử dụng bình phong để giảm bớt những khí xấu, kìm hãm vượng khí quá thịnh để tạo không gian hài hòa cho phòng khách. Tùy theo sở thích, phong cách của từng gia đình, bình phong trong phong thủy được thiết kế với những mẫu mã đa dạng, hợp với không gian của từng ngôi nhà.
Bình phong khi được đặt đúng vị trí sẽ có khả năng thu hồi sinh khí, khí tốt và mang đến sự hưng thịnh và tốt đẹp cho cả ngôi nhà.
Ở mỗi vị trí đặt khác nhau, bình phong sẽ mang những công dụng khác nhau. Cụ thể:
- Đặt tại khu vực huyền quan (khoảng không gian giữa phòng khách và cửa chính): giúp đảm bảo được sự riêng tư của gia chủ và ngăn những luồng khí xấu từ bên ngoài vào nhà.
- Đặt tại phòng khách: Bình phong đặt tại những vị trí dễ sinh hòa khí, vị trí tài lộc giúp cho trường khí trong phòng khách được cân bằng.
- Đối với nhà có cửa chính đối diện với lối đi hoặc hành lang – hay nhà phạm “xuyên tâm sát” thì nên sử dụng bình phong trong phong thủy sẽ giúp hóa giải sát khí vào nhà.
- Nhà có cửa ra vào đối diện hướng xuống của cầu thang: đặt bình phòng sẽ giúp tài khí không thoát ra ngoài.
- Sử dụng bình phong ngăn cách cửa nhà bếp và cửa nhà vệ sinh, cửa chính và ban công, cửa chính và cửa thông gió, bàn làm việc hướng ra cửa chính, nhà vệ sinh khép kín bên trong phòng ngủ, nhà vệ sinh đối diện cửa phòng ngủ,… giúp hóa giải lỗi phong thủy nhà ở.
Bình phong ngày xưa thường được làm từ chất liệu gỗ, vải, tre… Nhưng đến nay, do nhu cầu sử dụng đa dạng, bình phong được thiết kế từ nhiều chất liệu khác như nhựa, kim loại, đá…
Gia chủ nên chọn chất liệu bình phong tương hợp với ngũ hành của phòng nơi đặt bình phong như phòng khách, phòng ngủ, bếp… Ví dụ, với phòng có ngũ hành hợp Mộc thì nên sử dụng bình phong bằng gỗ, hợp Hỏa thì sử dụng bình phong làm từ các loại chất dẻo…
Giả chủ nên sử dụng bình phong có nội dung hài hòa, nhẹ nhàng, đẹp đẽ sẽ mang lại cát khí. Ví dụ những hình ảnh mô phỏng tùng, trúc, cúc, mai, hoa lan,…
Bên cạnh đó, gia chủ nên tránh nhưng bình phong mô phỏng những vật có tính chất “hung” để tránh hình thành sát khí như hổ, sư tử, quỷ thần…
>>> Xem thêm:
7 lỗi phong thủy đối với phòng khách khiến gia chủ ngày càng nghèo đi
Những Chú Ý Đối Với Phòng Khách Theo Phong Thủy Nhà Ở
Lời kết
Nhu cầu sử dụng bình phong để sử dụng trong nhà càng ngày càng cao do tác dụng của vật phẩm đối với phong thủy nhà ở. Hy vọng bài viết trên giúp quý gia có được những thông tin hữu ích về bình phong và vị trí đặt hợp lý. Chúc quý khách có một không gian sống thoải mái và hợp phong thủy.
Phong Thủy Tam Nguyên,
1900-2292