Tượng thần Vishnu chế tác cách đây đã 15-17 thế kỷ, giờ đây trải qua hơn 1.500 năm tồn tại. Sau ngày phát hiện, tượng được đưa vào Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM) ngày 22.9.1944 để lưu giữ.
Tượng tạo hình mỹ thuật sắc sảo với tư thế đứng, cao 23,3 cm, rộng 11 cm, cân nặng 1.500 gram, tóc xõa ra hai vai, có bốn tay, môi tay cầm một vật tượng trưng. Hai tay phía trên cầm một con ốc (ở tay trái) và có thể cầm một bánh xe nay đã gãy mất (ở tay phải). Hai tay phía dưới cầm một cây chùy dài (ở tay trái) và một quả cầu tròn (ở tay phải).
Giải thích chung về các vật tượng trưng trên bốn cánh tay của tượng thần Vishnu (có khác nhau chút ít tùy nơi chế tác), cuốn Áo nghĩa thư (Upanishad) đã ghi lại lời của thần Vishnu đại ý sau đây:
Ta cầm vỏ ốc tượng trưng cho các động lực bí ẩn thúc đẩy sự chuyển động sinh sôi nảy nở của cuộc sống muôn loài.
Ta cầm cái dĩa tròn như mặt trời tượng trưng cho nguồn sáng vi diệu của trí tuệ.
Ta cầm cây cung tượng trưng cho ảo vọng và cả những gì phù du đã, đang và sẽ lao đi mất hút theo một mũi tên vô hình do thần Thời gian hót nhọn.
Xem thêm: Cây Đèn Đồng Hình Người Quỳ
Và ta cầm một cây chùm tượng trưng cho sức mạnh của sự hiểu biết nguyên sơ, nguyên tánh, có quyền năng dẹp sạch những kiến giải phàm phu vụn vặt và đánh gỡ những bến bờ mộng mị mọc lên giữa hai dòng chảy của hư vô.
Những ý nghĩa tượng trưng của những vật trên cho thấy Vishnu là một vị thần từ bi hết sức, vì đã chỉ ra thực tướng của mọi sự, mọi vật trên đời cho loài người chiêm nghiệm.
Tượng được tạo hình cân đối, hài hòa độc đáo, có giá trị thẩm mỹ, tiêu biểu cho vị thần Hindu quan trọng của văn hóa Óc Eo. Thần Vishnu - Thần bảo tồn, là một trong 3 vị thần chính của Ấn Độ giáo trong tam vị nhất thể (Siva Vishnu và Brama), với bản tính nhân từ của vị thần đối với con người, bảo vệ cuộc sống, diệt trừ loài quỷ dữ. Vì vậy, cư dân Phù Nam thường thờ cúng thần Vishnu - thần Bảo tồn.
Để hiểu rõ hơn về các bảo vật quốc gia Việt nam mời các bạn theo dõi các bài viết tại
Xem thêm thông tin tại mục: Di sản bảo vật