Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Vật Phẩm Qua Câu Chuyện / Ý nghĩa của Khỉ Phong Thủy trong văn hóa

Ý nghĩa của Khỉ Phong Thủy trong văn hóa

(0)
Khỉ là một trong những loài động vật gắn liền với nét văn hóa tại nhiều đất nước. Vậy khỉ trong phong thủy có những ý nghĩa gì? Mời quý vị theo dõi bài viết này để tìm hiểu về Khỉ Phong Thủy.

1. Ý nghĩa của khỉ trong văn hóa

     1.1. Trong văn hóa phương Tây

Ở phương Tây, hình tượng con khỉ khá mờ nhạt bên cạnh các con vật thần thoại khác như Nhân Mã, Nhân Sư, Mỹ Nhân Ngư... Tuy nhiên, khi có sự xuất hiện của nhân vật King Kong - một nhân vật giả tưởng nổi tiếng trên màn ảnh - thì khỉ đã tạo nên một dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa đại chúng phương Tây.

     1.2. Trong văn hóa Trung Quốc

Thời xưa, văn chương Trung Hoa cho khỉ là loài cao quý và ví như người quân tử chốn rừng xanh. Hình tượng khỉ nổi tiếng nhất trong văn hóa nơi đây phải kể đến nhân vật Tôn Ngộ Không - nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết "Tây Du Ký".

Tôn Ngộ Không có hình thể của khỉ, trí tuệ và năng lực thì siêu phàm. Không chỉ vậy, Tôn Ngộ Không còn tượng trưng cho lý trí. Lý trí dẫn lối, soi chiếu cho hành động. Có thể thấy, Tôn Ngộ Không nói riêng và hình tượng khỉ nói chung đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Trung Hoa.

     1.3. Trong văn hóa Ấn Độ

Ở Ấn Độ, thần khỉ Hanuman là một nhân vật thần thoại của đạo Hindu. Sử thi Ramayana kể lại rằng: Hanuman đã giúp đỡ cho người anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua quỷ Ravana. Thần khỉ Hanuman là một nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata.

Đặc biệt, các đền thờ trên khắp đất nước Ấn Độ đều có sự xuất hiện của hình ảnh vị thần khỉ nổi tiếng Hanuman với vũ khí là quả chuỳ (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái Rama (vị vua vĩ đại được kể lại trong sử thi Ramayana) và cũng được Rama rất yêu quý. Trong cuộc chiến đấu giữa vua Rama và quỷ Ravana thì thần khỉ Hanuman là người phụng sự đắc lực nhất, trung thành nhất với vua.

Kỳ tích của thần khỉ không ngừng truyền tụng qua mấy ngàn năm ở Ấn Độ. Vì vậy, Hanuman đã trở thành một hình ảnh quen thuộc, phổ biến trong mỹ thuật Ấn Độ. Tất cả những điều đó đều đã củng cố đức tin của người Ấn Độ rằng sùng bái, thờ phụng thần khỉ Hanuman thì sẽ được thần phù hộ khỏi bị tà ma quấy phá.

     1.4. Trong văn hóa Việt Nam

Trong văn hóa Việt, hình tượng khỉ đã có mặt trong văn chương truyền miệng từ lâu. Như trong bài dân ca "Lý qua đèo" ở Huế hay "Ăn ở trong rừng" của quan họ Bắc Ninh. Ca trù cũng có điệu xẩm huê tình nhắc đến vượn, khỉ. 

Trong văn học, Việt Nam ta có hai tác phẩm thơ nổi tiếng là "Truyện Kiều" và "Lục Vân Tiên" đều có nhắc tới vượn, nhất là tiếng hú của chúng. Trong tín ngưỡng Tứ phủ, hình bóng khỉ hiện lên biểu trưng cho miền núi rừng hoang sơ của Nhạc Phủ do mẫu Thượng Ngàn cai quản. Hình ảnh khỉ lúc này gắn liền với hoạt động dâng cúng ngũ quả.

Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy được rằng khỉ được coi là một nét văn hóa ở nhiều xứ sở. Với vị trí trong đời sống tinh thần, hình tượng khỉ còn rất được coi trọng trong phong thủy. 

2. Tượng Khỉ Phong Thủy - vật phẩm mang nhiều ý nghĩa

     2.1. Khỉ đại diện cho chức tước và quyền quý

Trong quan niệm Á Đông, Thân (con khỉ) đứng thứ 9 trong 12 con giáp trong Thập Nhị Địa Chi. Hình tượng khỉ đã đi vào đời sống qua năm Thân, tháng Thân, ngày Thân và giờ Thân.

Trong nền văn hóa Trung Hoa, khi nhắc đến khỉ, người ta nghĩ ngay đến Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không. Tề Thiên Đại Thánh là hiện thân cho sức mạnh, trí tuệ, khả năng diệt trừ cái ác và một lòng hướng thiện. Vì thế, hình tượng Khỉ Phong Thủy được coi là linh vật của sự thông tuệ và may mắn luôn ở bên cạnh giúp ích cho gia chủ.

Thêm vào đó, trong tiếng Hán, từ "Hầu" (chỉ con khỉ) còn đồng âm với từ "Hầu" dùng để chỉ một tước vị quyền quý, là một trong năm tước quyền quý (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam). Cho nên, tượng khỉ còn mang ý nghĩa phong hầu, tượng trưng cho người được phong quan chức tước, đường công danh có bước tiến vượt bậc.

     2.2. Khỉ Phong Thủy - biểu tượng cho sự trường thọ, bách niên giai lão

Theo điển tích Trung Hoa, Tề Thiên Đại Thánh ăn đào tiên của Tây Vương Mẫu và trở nên trường thọ, bất tử. Hình ảnh khỉ ôm trái đào còn gọi là "linh hầu hiến đào", biểu trưng cho sự trường thọ, bách niên giai lão.

Với ý nghĩa phong thủy, hình tượng khỉ được khắc họa tại nhiều đình, đền, chùa. Như ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), trên cầu đá và lan can có một ô khắc họa hai chú khỉ mang ý nghĩa phong hầu và trường thọ. Hay ở đình Phú Mỹ (Mê Linh, Hà Nội), bức chạm đã thể hiện đề tài Tam Đa với một con khỉ đang nhảy nhót, tay cầm quả đào (Thọ); một con dơi đang bay (Phúc) và một con hương đủng đỉnh đi, đầu ngoái lại (Lộc). 

3. Vì sao nên đặt tượng Khỉ Phong Thủy

Xuất phát từ quan niệm trong dân gian, phong thủy học đã coi tượng khỉ là biểu tượng của sự quyền quý và trường thọ, đem lại may mắn cho gia chủ. Vì thế, tượng Khỉ Phong Thủy thường được lựa chọn để làm quà tặng dành cho người tuổi Thân, Tý, Thìn.

Việc bài trí tượng khỉ cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Nếu đặt đúng vị trí cát lợi của ngôi nhà thì tượng sẽ tăng khả năng mang lại may mắn, quyền quý cho gia chủ.

Những người cầm tinh con Rồng, Chuột, Rắn được coi là hợp với khỉ nên có thể bài trí tượng trong nhà. Những người tuổi Dần, Hợi thì không hợp với linh vật này.

Lưu ý, khi đặt tượng Khỉ Phong Thủy, tuyệt đối không để ở những nơi ô uế, nơi ẩm thấp, tối tăm thiếu sự tôn nghiêm hay ở những nơi có các hung tinh cùng phối hợp chiếu đến.

Khi sử dụng tượng khỉ cần chọn ngày, giờ tốt hợp tuổi để an vị. Một nơi uy tín để quý vị xem ngày, giờ tốt và cách an vị chuẩn đó là Phong Thủy Tam Nguyên. Tại đây, tất cả vật phẩm đều được khai quang, trì chú bởi chính chuyên gia phong thủy nên gia chủ có thể an tâm về chất lượng.

>>>> Xem thêm:

     Linh vật phong thủy - ý nghĩa và cách chọn lựa đem may mắn, tài lộc

     Những lưu ý khi đặt tượng Sư Tử Phong Thủy

    Ý Nghĩa Của Rồng Phong Thủy Và Cách Bài Trí Chuẩn

Qua đây, Phong Thủy Tam Nguyên hy vọng quý độc giả đã có những thông tin hữu ích về Khỉ Phong Thủy. Nếu cần được tư vấn thêm, quý vị vui lòng liên hệ đến:

ng ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ