Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phật Giáo / Ý nghĩa tượng Phật Quán Âm và cách bài trí trong phong thủy

Ý nghĩa tượng Phật Quán Âm và cách bài trí trong phong thủy

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Có rất nhiều các vị Bồ Tát theo kinh điển Phật giáo thế nhưng có lẽ Phật Quán Âm là vị Bồ Tát được đông đảo mọi người biết tới nhất. Quán Thế Âm Bồ Tát là một hình tượng gần gũi với tất cả các tín đồ theo đạo Phật. Ngài chính là biểu tượng thanh cao cho lòng từ bi và cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ cứu nạn của mọi chúng sinh. Chính vì thế, Tượng Phật Quán Âm được nhiều gia chủ ưa chuộng, muốn thỉnh về để thờ tụng tại gia.

Phật Quán Âm là ai?

Phật Quan Âm là ai?
Phật Quan Âm là ai?

Quán Âm tên đầy đủ là Quán Thế Âm. Quán Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại …Danh hiệu Quán Thế Âm, nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại.

Người đời coi lòng từ bi của Ngài như tình mẹ bao la, thương chúng sinh vô bờ bến cho nên kính ngưỡng Ngài thông qua hình tượng một người phụ nữ và thường gọi Ngài với tên là “Phật Quán Âm”.

Bồ Tát Quán Âm chính là hiện thân của lòng từ bi, đức độ, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu như chúng sinh còn khổ đau. Chỉ có lòng từ bi, bao dung mới giải trừ mọi đau khổ, cũng giống như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do vậy, Bồ Tát Quán Âm thiết lập tâm đại bi rộng lượng mà thực hiện đại thế nguyện độ sanh của Ngài.

>>> Xem thêm: Vì sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Phật Quán Âm qua câu chuyện truyền thuyết

Phật Quán Âm xuất hiện dưới nhiều hình dáng để cứu đỗi chúng sinh, đặc biệt khi chúng sinh gặp những tai nạn như nạn lửa, nước, đao kiếm hay quỷ dữ. Những người phụ nữ không có con cũng thường cầu Phật Bà Quan Âm.

Tại Việt Nam và Trung Quốc, Phật Quán Âm được diễn tả dưới dạng của một nữ nhân.

Trong lịch sử điện ảnh Trung Hoa (Tây Du Ký), trong văn học dân gian hay trong kinh sách nhà Phật thì Phật Quán Âm được xem là vị Bồ Tát có sức mạnh nhất, chỉ đứng sau Phật Tổ.

Quán Thế Âm là vị Bồ Tát phổ độ chúng sinh và là Bồ Tát đại diện cho tinh thần Phật giáo Đại Thừa - giác tha, có nghĩa là biết giác ngộ và giúp đỡ người khác.

Phật Bà Quan Âm tọa lạc trên đài sen
Phật Bà Quán Âm tọa lạc trên đài sen

Điều này càng làm tăng thêm tấm lòng tôn kính của những chân tử theo đạo Phật đối với Quan Âm. Tại mỗi ngôi chùa, thông thường ở vị trí chính giữa là tượng đức Phật Tổ, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát ở phía hai bên nhưng phía ngoài khuôn viên ngôi chùa đa phần đều có tượng Ngài Phật Tổ hay Phật Bà Quán Âm mà không thấy hay ít thấy hơn tượng của những vị Phật, vị Bồ Tát khác.

Phật Bà Quán Thế Âm có danh xưng bắt nguồn từ truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những ai tu hành khi đạt tới đỉnh cao thì ngũ giác của họ có thể sử dụng chung được. Có nghĩa là họ có thể dùng tai của mình để “nhìn” và cảm nhận thấy hình ảnh, sử dụng mắt để “nghe” những tiếng động…

Danh xưng Phật Quán Âm có nghĩa: Bồ Tát luôn cảm thấu những đau khổ, cơ cực của chúng sinh và sẵn sàng giang tay cứu giúp lúc chúng sinh cần.

Công chúa Diệu Thiện và mối quan hệ với Quán Thế Âm Bồ Tát

Dân gian truyền miệng rằng, công chúa Diệu Thiện là do Quán Thế Âm chuyển sinh, cũng có câu chuyển kể lại công chúa Diệu Thiện trải qua một quá trình dài gian nan tu luyện rồi đắc thành chính quả trở thành Quán Thế Âm Bồ Tát.

Câu chuyện truyền thuyết về Quan Âm Diệu Thiện được dân gian Việt Nam truyền miệng qua lối truyện thơ. Bài thơ viết theo thể thơ lục bát, kể về vị công chúa đã xuất gia ở Việt Nam để độ hóa cho vua cha có nhiều tội ác. Sự tích này cũng có một dị bản, được lưu truyền tại đất nước Trung Hoa.

Vị công chúa này là người con gái thứ ba của một vị vua, nguyên ở nước Hùng Lâm thuộc vùng đất Ấn Độ. Trước khi sinh công chúa, nhà vua luôn mong cầu cô là một bé trai. Thế nhưng lòng cầu mong không thành đã khiến nhà vua sinh lòng oán hận.

Nàng công chúa này không thích thú vui nào khác mà chỉ say mê kinh Phật và có lòng quy y. Nàng đã cự tuyệt việc lấy chồng nên bị giam hãm nơi phía sau cung thành. Không cách nào thuyết phục được con hoàn tục, cha cô đã giả vờ cho con tu ở chùa Bạch Tước rồi ra lệnh cho các sư trong chùa tìm cách thuyết phục công chúa trở về. Nếu không, các sư vãi trong chùa sẽ bị giết. Thế nhưng không tài nào thuyết phục công chúa hoàn tục.

Vì quá tức giận, vua ban lệnh đốt chùa để giết công chúa nhưng trời trút mưa ào ào dập tắt ngọn lửa lớn. Chưa nguôi, vua bèn hạ lệnh xử chém thì trời bắt đầu nổi giông tố, mây đen kìn kịt, sét đánh văng búa đao của phủ thủ. Vua tức giận quá ra lệnh xử giáo công chúa nhưng bỗng nhiên một con cọp trắng từ đâu xuất hiện, cõng công chúa tới chùa Hương.

Sau đó, vua đột nhiên gặp bệnh hủi khó chữa, dần dần hai bàn tay bị rơi rụng, đôi mắt mù lòa. Thời gian sau, công chúa tu đã đến kỳ đắc đạo quay về thăm vua cha và đã hy sinh đôi mắt cùng hai tay để chữa bệnh cho cha. Sau đó công chúa lập Niết Bàn và cứu độ cha mẹ cùng hai chị thành Phật.

Câu chuyện đề cao hai đức tính của Bồ Tát đó là Nhân và Hiếu. Với trí huệ và giới hạnh thì có thể cứu giúp cha mẹ thoát khỏi trần tục, cùng nhân để độ nhiều người thoát khỏi vòng mê lầm để trở về trí huệ.

Ý nghĩa của tượng Phật Quán Âm

Ý nghĩa tượng Phật Quan Âm
Ý nghĩa tượng Phật Quán Âm

Hình ảnh Phật Quán Thế âm Bồ Tát là người có tấm lòng từ bi, vị tha, lương thiện, yêu thương tất cả chúng sinh, không chấp nhặt, không để tâm, không oán thù, luôn vị tha và bao dung cho tất cả lỗi lầm, luôn biết lắng nghe và chia sẻ với nỗi khổ đau của nhân loại. Vì vậy, Tượng Phật Quán Âm luôn là biểu tượng của sự bình an, lòng thánh thiện, bác ái, hướng Phật, đem tới sự may mắn và an lành cho gia chủ. Chính vì thế, khi thể hiện Đức Phật Quán Âm trong phong thủy, điều quan trọng nhất là khuôn mặt, hình tượng Quan Âm tự do tự tại, nét mặt từ bi, nhân hậu, khiến bất cứ ai khi nhìn vào đều có một cảm giác an lành, dễ chịu.

Tượng Phật Quán Âm được tạc từ nhiều chất liệu khác nhau, thế nhưng tượng Phật Quán Âm làm từ chất liệu gỗ vẫn được nhiều gia chủ ưa thích nhất bởi vật phẩm lưu giữ được vẻ đẹp nguyên thủy của Phật Bà Quán Âm. Tượng được con người sử dụng rất nhiều vào việc thờ cúng tại đình, chùa, đền, miếu với ý nghĩa cầu bình an, phước báu.

Tượng Phật Quán Âm bằng gỗ sau khi được khai quang có tác dụng mang tới bình an, đem tới năng lượng tích cực cho không gian trong nhà, hóa giải hung khí sát tinh – những điều không may cho gia đình.

Bên cạnh đem tới bình an, may mắn, tượng Phật Quán Âm Bồ Tát còn độ trì, cứu rỗi chúng sinh, giúp những ai trưng thờ vượt qua mọi khổ đau, tai ương.

Thờ tượng Phật tại gia giúp thân tâm gia chủ luôn thanh tịnh, hướng tới điều tốt lành, rũ bỏ những thói xấu và khổ đau.

Tượng  Phật Quán Âm bằng gỗ được tạc với nhiều hình dáng khác nhau, thế nhưng phổ biến nhất có lẽ là tượng gỗ Phật Quán Âm ngồi trên đài sen, tay trái cầm bình cam lộ, miệng cười hiền từ, nhân hậu.

Trước khi thành Phật, Ngài sống trong nhung lụa, có thể nói là nhiễm bụi trần, tựa như mầm sen ở trong bùn đất tối tăm. Tới khi Ngài xuất gia tu thành chính quả cũng giống như mầm sen vươn mình nở rộ khỏi vũng bùn lầy.

Hoa sen còn là biểu trưng của sự thanh khiết, thông qua hình ảnh hoa sen và ý nghĩa của loài hoa này trong Phật giáo nhằm gửi gắm tới mọi người một thông điệp: Dù là ai cũng có thể thức tỉnh, tu tập để thoát ra khỏi ngũ dục của cuộc đời nếu như có lòng kiên trì và sự quyết tâm.

Sống trong bùn đất nhơ nhuốc nhưng vẫn tỏa ra hương thơm ngát cho đời, cho người. Bông hoa sen chính là những điều tượng trưng cho giáo lý Phật gia, muốn truyền đạt tới chúng sinh, nhân loại.

Thờ Phật Quán Âm tại gia, gia chủ không nên thờ chung cùng các tượng thần khác. Khi thờ cúng, gia chủ cần lập bàn thờ đủ rộng và có lư hương, chén nước sạch. Ngày rằm, ngày lễ có thể cắm hoa tươi. Tất cả đồ lễ dâng lên ban thờ Phật cần phải đảm bảo sự thanh tịnh, sạch sẽ, trang nghiêm, thể hiện tấm lòng kính trọng với Phật.

Chúng ta thường thấy tại các gia đình Phật tử, tượng gỗ Phật Quán Âm được an vị trên các bệ cao, với thế uy nghiêm, trang trọng.

Người ta tin rằng, thờ tượng Phật Quán Âm bằng gỗ trong nhà sẽ giúp mang lại không gian thanh tịnh, giúp cuộc sống bình an, vượt qua tai ương, Phật phổ độ ban đến cát lành, mang tới hạnh phúc cho gia đình.

Tượng Phật Quán Âm bằng gỗ nên được đặt ở ban thờ Phật hoặc giữa phòng chính, hướng của sát tinh – hung tinh – vận thủy thì không tốt. Tượng Phật cần được đặt hướng ra cửa chính.

Nước cam lộ trên tay Phật là nguồn nước tượng trưng cho sự thanh khiết, giúp xoa dịu nỗi đau của chúng sinh.

Sự hiện thân của Quán Thế Âm Bồ Tát mang tới thông điệp về tình yêu thương nhân loại, lòng vị tha, nhẫn nại và lòng từ bi… luôn có mặt ở khắp nơi dìu dắt chúng sinh thoát khỏi cửa ải đau khổ.

Qua những ý nghĩa trên, ta càng thấy trân quý tấm lòng từ bi của Bồ Tát. Thờ Phật Quán Âm trong nhà, gia chủ phải luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài: biết nhẫn nhịn và giàu lòng vị tha.

Chất liệu tạc tượng Phật Quán Âm

Tượng Phật Quán Thế Âm được tạc bằng nhiều chất liệu khác nhau: đá quý, ngọc, đồng, vàng, thạch cao, gốm… Thế nhưng để lưu giữ vẻ đẹp thuần khiết, nguyên thủy của Phật Bà, người ta vẫn chuộng sử dụng tượng Phật Quán Âm bằng gỗ.

Bài trí và thờ cúng tượng Phật Quán Âm bằng gỗ như thế nào?

Bài trí tượng Phật Quan Âm như thế nào?
Bài trí tượng Phật Quán Âm như thế nào?

1. Vị trí và hướng đặt vật phẩm

Tượng Phật đặt ở phòng thờ riêng hoặc trong phòng khách của gia đình. Nơi đặt tượng nên ít người qua lại, ít tiếng động, sạch sẽ, thanh tịnh, tránh tối tăm, ẩm thấp.

2. Cách thức thờ cúng tượng Phật Quán Âm bằng gỗ tại gia

  • Bàn thờ chính là điều đầu tiên gia chủ cần lưu tâm trước khi tỉnh Phật về
  • Vị trí cần phải sạch sẽ, không ẩm thấp, tránh mùi hôi
  • Bàn thờ Phật tại gia cần được lập ở trên cao – nơi trang nghiêm nhất của căn nhà. Trên bàn thờ không thể thiếu các vật phẩm như bát hương, lọ hoa, chén nước…
  • Thỉnh tượng Phật Quan Âm bằng gỗ về, gia chủ cần nhờ các thầy làm phép, khai quang
  • Sau khi tiến hành xong các công đoạn chuẩn bị, gia chủ thỉnh Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát về, đưa lên thờ và thắp hương thờ cúng.
  • Đồ dâng lên ban thờ Phật phải là đồ chay, không được là đồ mặn.

>>> Xem thêm: Chân thiện mỹ là gì? Ý nghĩa của chân thiện mỹ trong đạo Phật

Thờ tượng Phật Quán Âm tại gia cần lưu ý điều gì?

Những điều lưu ý khi thờ Phật tại gia
Những điều lưu ý khi thờ Phật tại gia
  • Bàn thờ không nên đặt trong các nhà hàng, khu vực ăn uống, nên đặt ở nơi cao, trai tịnh trong nhà riêng của quý gia chủ.
  • Không thờ Phật chung với các vị thần Phật khác.
  • Bài vị ban thờ gia tiên tránh cao hơn ban thờ Phật Quán Âm
  • Hướng đặt tượng Quán Âm không được quay ra cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh – nơi chứa nhiều uế khí hay phòng ăn…
  • Thường xuyên lau chùi, vệ sinh tượng Phật thật sạch sẽ.

Tham khảo tất cả sản phẩm thờ cúng của chúng tôi TẠI ĐÂY.

Để được tư vấn về cách lập ban thờ Phật tại gia và thỉnh tượng Phật Quan Âm, quý gia chủ có thể liên hệ với Phong thủy Tam Nguyên theo địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý của thầy Tam Nguyên sẽ giải đáp trực tiếp!

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Số 134, Đường Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ