Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Giải mã giấc mơ / Ngủ mơ là gì? Giải thích hiện tượng gặp ác mộng, bóng đè, nói mớ

Ngủ mơ là gì? Giải thích hiện tượng gặp ác mộng, bóng đè, nói mớ

(0)
Ngủ mơ là gì? Có phải giấc mơ thường mang điềm báo về một chuyện sắp xảy trong tương lai hoặc một gợi ý gì đó cho chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu bài viết này để được giải đáp nhé.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1. Ngủ mơ là gì? Tại sao khi ngủ lại nằm mơ?

    1.1. Ngủ mơ là gì?

Ngủ mơ là hiện tượng tâm trí con người trải qua những hình ảnh, âm thanh tưởng tượng và cả những cảm xúc mãnh liệt trong khi ngủ. Hiện tượng mơ không chỉ xảy ra ở người mà còn xuất hiện ở hầu hết các loài chim và động vật có vú. Giấc mơ được chia thành 2 dạng là giấc mơ bình thường và giấc mơ sáng suốt (Lucid dream).

Trong giấc mơ bình thường, người ngủ mơ thường không thể điều khiển được nội dung giấc mơ và họ cũng không nhận thức được bản thân đang mơ. Chúng ta không nhớ rõ mình đã mơ. Khoảng 95% nội dung giấc mơ sẽ bị lãng quên sau 5 phút thức dậy.

Đối với giấc mơ sáng suốt, người ngủ mơ thường ý thức được họ đang mơ và đặc biệt là có thể điều khiển được nội dung giấc mơ theo ý muốn. Thông thường, họ sẽ nhớ được toàn bộ nội dung giấc mơ sau khi thức dậy. 

>>> Xem thêm: Giải mã ý nghĩa giấc mơ

Ngủ mơ là gì? Tại sao khi ngủ lại nằm mơ?
Ngủ mơ là gì? Tại sao khi ngủ lại nằm mơ?

   1.2. Vì sao chúng ta ngủ mơ?

Để giải thích cho câu hỏi vì sao chúng ta mơ, trước hết, bạn nên biết về chu kỳ của giấc ngủ. Khi ngủ, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi phức tạp. Chu kỳ giấc gồm 4 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và giai đoạn REM (giai đoạn chuyển động mắt nhanh). Thời lượng cho mỗi chu kỳ giấc ngủ là 90 phút. Trong một đêm dài từ 7-8 tiếng, trung bình một người sẽ trải qua từ 4 đến 6 chu kỳ giấc ngủ. 

Giai đoạn ru ngủ

Cơ thể lúc này bắt đầu mơ màng đi vào giấc ngủ. Trung bình một người dành 5% thời lượng giấc ngủ mỗi đêm cho giai đoạn này. Lúc này, người ngủ thường dễ dàng bị đánh thức bởi các yếu tố ngoại tác như tiếng ồn, ánh sáng.  

Giai đoạn ngủ nông

Trong giai đoạn ngủ nông, người ngủ rơi vào trạng thái thư giãn hơn, giấc ngủ sâu hơn và khó bị đánh thức bởi các yếu tố ngoại tác. Một người bình thường sẽ dành từ 45% đến 55% thời lượng giấc ngủ cho giai đoạn ngủ nông. 

Giai đoạn ngủ sâu

Khi đến giai đoạn này, việc tỉnh giấc sẽ khó hơn nhiều, người ngủ khó bị tỉnh giấc bởi các yếu tố ngoại tác. Các sóng não delta đã bắt đầu xuất hiện. Đây là giai đoạn quan trọng của giấc ngủ. Khi đó, cơ thể bắt đầu gửi tín hiệu để sửa chữa các mô tổn thương trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, ngủ sâu còn giúp bộ não củng cố các thông tin đã học được khi thức. Giai đoạn này chiếm khoảng 15%- 20% tổng thời lượng ngủ của một người mỗi đêm.

Giai đoạn REM

Đây là giai đoạn não hoạt động mạnh mẽ còn cơ bắp thì hoàn toàn được thư giãn. Giai đoạn này có vai trò quan trọng đối với việc xử lý thông tin, phát triển các kỹ năng cảm xúc và khả năng sáng tạo cho con người. Giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh) chiếm 20% tổng thời lượng giấc ngủ mỗi đêm.  

Hiện tượng ngủ mơ xuất hiện trong giai đoạn này. Sở dĩ giấc mơ xảy trong giai đoạn REM vì đây là giai đoạn não bộ hoạt động mạnh mẽ nhất, có khả năng kích hoạt những giấc mơ trong tâm trí người ngủ.

Các nhà khoa học thần kinh đã đưa ra rất nhiều lý do để giải thích hiện tượng ngủ mơ. Một số người cho rằng giấc mơ tái hiện những mong muốn, khát khao mà con người không có được trong cuộc sống thực. Nhưng đôi khi, giấc mơ chỉ là tín hiệu ngẫu nhiên từ não và cơ thể nên nó không mang ý nghĩa. Nhiều người lại tin rằng giấc mơ là thông điệp mà Đấng Bề Trên muốn gửi đến cho chúng ta. Nếu ta biết cách giải đoán thì điềm báo sẽ linh ứng.

Cho đến ngày nay, phạm trù giấc mơ vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa thể giải thích và là đề tài hấp dẫn thu hút sự chú ý của giới khoa học. Mỗi người có một bộ não khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, các mối quan hệ, cách sinh hoạt và thời gian ngủ khác nhau. Tất cả sự khác biệt đó tạo ra những giấc mơ khác nhau, bao gồm cả giấc mơ tâm linh, giấc mộng nhằm truyền tải những suy nghĩ sâu thẳm trong tâm trí hoặc đơn giản là không có ý nghĩa gì.  

2. Sự quan trọng của giấc mơ 

   2.1. Sắp xếp lại bộ nhớ

Có giả thuyết cho rằng giấc mơ sẽ giúp bộ não sắp xếp lại ký ức nhằm loại bỏ các ký ức dư thừa và cả những suy nghĩ, cảm xúc rối loạn. Đồng thời, giấc mơ còn giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực gây trở ngại cho trí nhớ trong quá trình học tập, làm việc. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng: một người vừa tiếp thu thông tin mới và sau đó đi ngủ, sau khi thức giấc, họ sẽ ghi nhớ thông tin đó lâu hơn so với việc cố gắng ghi nhớ thông tin mà chưa đi ngủ.  

Về mặt sinh lý, giấc mơ có tác dụng hỗ trợ việc điều hòa huyết áp, ổn định quá trình chuyển hóa thức ăn và còn nhiều lợi ích sức khỏe khác. 

   2.2. Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo

Từ cổ chí kim, hàng ngàn câu chuyện đã khẳng định vai trò của giấc mơ trong việc tạo nguồn cảm hứng sáng tạo. Không ít nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng đã kể lại rằng giấc mơ là nguồn cảm hứng giúp họ sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ như tác phẩm văn học kinh điển “Frankenstein” được lấy cảm hứng từ một giấc mộng của nữ văn sĩ Mary Shelley. Bà mơ thấy một nhà khoa học điên thực hiện nghiên cứu kết hợp sử dụng máy móc trên một cơ thể sống để tạo ra một sinh vật đáng sợ.

Giấc mơ không chỉ khơi nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nó còn giúp các nhà khoa học tìm thấy lời giải cho công trình nghiên cứu của mình. Trường hợp nổi tiếng nhất phải kể đến nhà hóa học Mendeleev. Ông đã hoàn thành được bảng tuần hoàn hóa học đầu tiên vào năm 1869 nhờ việc nhìn thấy chúng trong giấc mơ của mình.  

   2.3. Phương pháp trị liệu tâm lý tự nhiên 

Có những khi, giấc mơ còn phản ánh những cảm xúc sâu kín trong tâm trí con người. Việc giải mã các thông điệp liên quan đến giấc mơ có thể trở thành phương pháp điều trị tâm lý tự nhiên giúp tháo bỏ những khúc mắc trong cuộc sống và cân bằng cảm xúc cho con người. 

Sự quan trọng của giấc mơ
Sự quan trọng của giấc mơ 

3. Vì sao chúng ta gặp ác mộng?

Cũng giống như cảm xúc bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực, giấc mộng cũng được chia thành 2 dạng: giấc mộng lành và giấc mộng dữ (ác mộng). Ác mộng thường liên quan đến những sự kiện, tình huống khiếp sợ hoặc đau buồn đối với người ngủ mơ. Nó được thể hiện bằng những hình ảnh, âm thanh tưởng tượng gây ám ảnh cho tâm trí. Đôi khi, người ngủ có thể cảm nhận ác mộng diễn ra như thật thông qua những ảo giác và xúc giác như mùi hương.

Ác mộng có nguyên nhân đến từ áp lực, tâm lý hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Ác mộng khiến cơ thể sản sinh ra các hormone gây căng thẳng thần kinh như: Noradrenalin, Cortisol… Đó là lý do vì sao mà người tỉnh giấc từ cơn ác mộng có nhịp tim đập mạnh, lượng đường trong máu tăng đi kèm một số rối loạn khác như buồn nôn, khó thở, chóng mặt…

Bên cạnh đó, ngủ hay mơ ác mộng còn xảy ra do các chứng rối loạn giấc ngủ. Cụ thể đó là rối loạn giấc mộng. Người mắc bệnh sẽ hay nằm mơ thấy những nội dung đáng sợ khiến giấc ngủ bị gián đoạn liên tục do thường xuyên giật mình thức giấc. Từ đó mà một số các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác sẽ xảy ra nếu tình trạng này kéo dài. 

4. Bóng đè

Bóng đè là hiện tượng một người chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái tỉnh giấc nhưng lại không thể di chuyển hoặc nói chuyện được trong khi vẫn nhận thức được. Nhiều người bị bóng đè miêu tả cảm giác như có ai đó đang đè chặt lên người khiến họ khó thở hoặc có ai trong căn phòng muốn làm hại mình.

Bóng đè có tên gọi khoa học là sleep paralysis, là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không gây hại cho cơ thể con người ở thực tại. Bên cạnh việc tạo ra chứng liệt tạm thời, bóng đè còn gây nên những ảo giác đáng sợ. Trong đó, ảo giác có sự xuất hiện của nhiều người lạ hoặc ma quỷ trong căn phòng là hiện tượng phổ biến nhất. Đó là lý do bóng đè bị đánh đồng với hiện tượng tâm linh ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam. Dân gian cho rằng bóng đè thường xảy ra với người yếu “bóng vía”. Tuy nhiên, khoa học ghi nhận khá nhiều yếu tố gây ra bóng đè như: 

  • Cơ thể kiệt sức trong nhiều ngày liền
  • Thần kinh suy nhược
  • Người ngủ mắc chứng ngủ rũ (buồn ngủ vào ban ngày, thường xuyên ngủ gật, khó tỉnh táo)
  • Rối loạn lưỡng cực (hay còn gọi là rối loạn hưng - trầm cảm)
  • Tác dụng phụ của thuốc

5. Nói mớ

Ngủ hay mơ nói cũng là một dạng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hệ thần kinh bị căng thẳng quá mức hoặc do cơ thể kiệt sức.

Ngủ nói mớ thường diễn ra ở giai đoạn ngủ nông. Khi đó, một phần não đang dần chìm trong giấc ngủ nhưng vẫn giữ được một phần tỉnh táo. Lúc này, hoạt động của vỏ não đã kích thích cơ thể cử động liên tục và nói mơ những câu không đầy đủ, lộn xộn. Hầu hết những người mơ sẽ không ý thức được việc mình đang nói và cũng không nhớ mình đã nói gì.  

>>>> Xem thêm:

        Mơ thấy con chim có ý nghĩa gì

        Mơ thấy ba ba mang ý nghĩa gì

        Mơ thấy con dơi có ý nghĩa gì

        Mơ thấy con chuột có ý nghĩa gì

        Mơ thấy con chim có ý nghĩa gì

Qua đây, Phong Thủy Tam Nguyên hy vọng quý độc giả đã có được những thông tin hữu ích về giải mã giấc mơ. Nếu cần được tư vấn thêm, quý vị vui lòng liên hệ đến:

ng ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ