Ăn chay vào tháng 7 mang những ý nghĩa gì? Nên lựa chọn ăn chay vào ngày nào? Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tham khảo bài viết dưới đây ngay bạn nhé!
Mùng 1 và ngày rằm Tháng 7 là 2 ngày ăn chay quan trọng nhất của tháng 7. Vì thế tốt nhất, bạn nên thực hiện ăn chay trong 2 ngày này.
Ngoài ra, nếu có thể, bạn có thể ăn chay càng nhiều ngày càng tốt. Tuỳ vào khả năng, hoàn cảnh và điều kiện, mà mỗi người sẽ lựa chọn được số ngày ăn phù hợp với bản thân mình.
Xem thêm: Phong tục Việt
Có người ăn 2 ngày, 4 ngày, 7 ngày, cũng có người ăn suốt 1 tháng. Trên thực tế, nếu không quen với việc ăn chay, bạn sẽ rất khó khăn để thực hiện điều này trong cả 1 tuần hoặc 1 tháng.
Do đó, chúng ta cần chọn ngày ăn chay thích hợp - đó là vào mùng 1 và ngày rằm, những ngày còn lại là tuỳ tâm và khả năng của bản thân.
Có nhiều lý giải về việc ăn chay vào mùng 1 và ngày rằm tháng 7. Theo đó:
Xét về mặt tôn giáo: Phật Giáo quan niệm rằng mùng 1 và ngày rằm là thời điểm rất dễ ghi nhớ, để chư tăng tụ họp nghe thuyết giảng kinh. Bởi thế, các nhà Phật luôn khuyến khích Phật tử ăn chay vào 2 ngày này.
Cũng theo quan niệm của giáo lý đạo Phật, mùng 1 và ngày rằm là thời điểm các vị Phật về dương giang phổ độ chúng sanh. Ăn chay vào ngày này công đức sẽ được Phật chứng giám, ghi nhận và giải trừ nghiệp chướng.
Xét về mặt khoa học: Mùng 1 và ngày rằm là thời điểm thuận lợi để cơ thể tiếp nhận chế độ ăn chay. Chế độ này giúp con người thanh lọc cơ thể, kiềm chế sự nóng nảy, hung bạo và giúp tâm trí thanh tịnh hơn.
Về khía cạnh khoa học, tháng 7 âm là thời điểm chuyển tiếp từ mùa Hạ sang mùa Thu. Lúc này, sự giao thoa giữa 2 mùa tạo ra những biến động trong thiên nhiên như: mưa, gió, lũ lụt và dịch bệnh.
Theo quy luật Ngũ hành, tháng 7 âm cũng là thời điểm chuyển hoá năng lượng giữa Âm và Dương, khiến con người nảy sinh ra nhiều cảm xúc tiêu cực. Từ đó, dẫn đến tai nạn, bạo động và những điều tồi tệ trong xã hội.
Thiên tai, dịch bệnh và những vấn đề khắc nghiệt khác đã tác động đến tâm thức của con người. Nhiều người đã phát tâm làm việc thiện kết hợp ăn chay với mong muốn tạo thêm phúc đức, hy vọng bản thân mau chóng vượt qua hoạn nạn.
Ở một khía cạnh khác, ăn chay cũng giúp họ cân bằng năng lượng, giữ tinh thần sáng suốt, tâm nhẹ nhàng, để không mắc phải tai nạn ngoài ý muốn.
Xem thêm: CÁCH HÓA GIẢI XUI XẺO TRONG THÁNG CÔ HỒN THÁNG 7
Theo triết lý Phật giáo, ăn chay là một phần của việc thực hành giáo pháp, giữ gìn giới luật, có ý nghĩa như sau:
Ăn chay giúp bản thân nuôi dưỡng lòng từ bi, tinh thần bình đẳng: Việc không ăn thịt động vật giúp chúng ta hạn chế sát sinh. Từ đó, nuôi dưỡng lòng từ bi, hướng thiện, tích thêm công đức cho mình và cho con cháu đời sau.
Ăn chay để báo hiếu cha mẹ: Tháng 7 là đại lễ Vu Lan báo hiếu. Ăn chay vào thời điểm này để cầu chúc cho mẹ luôn luôn khoẻ mạnh, bình an. Đối với những người đã mất đi bậc sinh thành, ăn chay là cách để họ giải nghiệp giúp cha mẹ, cầu cho linh hồn nhanh chóng siêu thoát, tránh khỏi kiếp ngạ quỷ.
Ăn chay để tránh nghiệp báo sát sinh: Trong kinh Phật, sát sinh là tội ác nên sẽ gặp quả báo. Vì thế để tránh nghiệp quả luân hồi, tội lỗi sát sinh, người ta thường ăn chay (đặc biệt là ăn chay vào tháng 7).
Ăn chay vào tháng 7 không chỉ có ý nghĩa về mặt tôn giáo, khoa học, mà việc làm này còn giúp chúng ta tăng cường sức khoẻ cho bản thân.
Chế độ ăn chay gồm những thực phẩm lành mạnh, ít dầu mỡ và chất béo, giàu chất xơ, vitamin... giúp cơ thể phòng chống bệnh tật và cải thiện vóc dáng.