Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Dân Tộc Việt / Khám phá một số nét đặc trưng văn hóa Việt Nam

Khám phá một số nét đặc trưng văn hóa Việt Nam

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Chúng ta tự hào khi sinh ra trên đất nước có nền văn hóa đặc sắc, phong phú, được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết dưới đây, mời quý độc giải tìm hiểu văn hóa Việt Nam thông qua tín ngưỡng, phong tục, tập quán đã hình thành từ rất lâu đời và tồn tại cho đến ngày nay.

Phong tục tập quán – Nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam

Phong tục Ăn và Mặc

Vấn đề ăn uống

Người dân Việt Nam ta vốn thiết thực, ăn chắc mặc bền. “Có thực mới vực được đạo”, “trời đánh tránh bữa ăn”... có lẽ những câu tục ngữ trên đã quá quen thuộc với mọi người trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cơ cấu ăn của người Việt Nam thường cơm rau là chính. Cách thức luộc được coi là cách nấu ăn đặc sắc của nước ta, tuy nhiên cách thức chế biến lại vô cùng phong phú, là sự tổng hợp, phối kết từ rất nhiều nguyên liệu cùng gia vị. Ngày nay có nhiều thịt cá nhưng vẫn không quên hương vị của dưa cà.

Vấn đề mặc

Người Việt xưa kia hay sử dụng các chất liệu vải từ tơ tằm hay có nguồn gốc thực vật, nhẹ, mỏng, thoáng mát, phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm… Sắc áo chủ yếu là nâu, đen, chàm, tím. Trang phục nam giới phát triển từ đóng khố ở trần đến quẩn ta, áo cánh (quần ta – quần Tàu cải biến).

Thế nhưng, trang phục Việt ngày càng cách tân, cải biến theo từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy cũng rất khó để có thể nhận xét về những nét đặc trưng tiêu biểu trong văn hóa mặc của dân tộc Việt Nam.

Trang phục của nữ thời xưa phổ biến là váy, yếm, áo tứ thân, rồi dần đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Phụ nữ Việt Nam đều mang một nét đẹp thanh thoát, dịu dàng, kín đáo trong xã hội “cái nết đánh chết cái đẹp”. Trang phục xưa của phụ nữ cũng có cả khăn, nón, thắt lưng.

Vấn đề ở và đi lại

Những căn nhà thời xưa thường gắn liền với hình ảnh sông nước (nhà sàn, mái cong). Sau chuyển thành nhà tranh, vách bùn, mái rạ. Vật liệu chính tạo nên ngôi nhà chủ yếu chỉ là tre, nứa, không mấy chú trọng đến việc chống bão, gió. Đặc biệt, hướng nhà chủ yếu của thời xưa thường quay về hướng chính Nam, để tránh nóng nực vào mùa hạ, chống cái lạnh khi đông tới.

Nhà xưa kia không quá rộng, chủ yếu tập trung diện tích để lập ao, dựng vườn. Hơn nữa, người Việt Nam quan niệm “rộng nhà không bằng rộng bụng”. Các kiến trúc cổ bề thế thường hài hòa, ẩn mình cùng thiên nhiên.

Phương tiện di chuyển chủ yếu là tàu bè. Con thuyền là hình ảnh thân thuộc của cảnh quan thiên nhiên – con người Việt Nam, cùng với dòng sông, bến nước.

Nghi thức

Phong tục cưới hỏi, ma chay, lễ Tết, lễ hội của nước ta đều gắn liền với cộng đồng làng xã.

Phong tục cưới hỏi cầu kỳ của người xưa
Phong tục cưới hỏi cầu kỳ của người xưa

Hôn sự trước kia không chỉ đơn thuần là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng nguyện vọng gia tộc, quyền lợi gia đình, làng xã. Thời xưa, họ kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều nghi thức từ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt và bắt buộc phải nộp cheo thì mới được chính thức thừa nhận là thành viên của xóm làng.

Tục ma chay cũng rất cẩn thận, kĩ lưỡng, bày tỏ niềm thương xót, tôn kính và tiễn đưa người thân sang cõi âm. Không chỉ được lo bởi gia đình, mà hàng xóm láng giềng cũng tận tâm giúp đỡ.

Lễ rước đám tang
Lễ rước đám tang

Lễ hội nước ta diễn ra quanh năm, thường  thấy nhất là mùa xuân – những lúc nông nhàn, cũng là mùa của sự khởi đầu, tươi mới..

Lễ Tết thì như vòng tuần hoàn, chu kỳ lặp đi lặp lại trong năm, từ Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, Tết Hàn thực (Tết bánh trôi bánh chay), Đoan Ngọ (Diệt sâu bọ), Lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy), Tết Trung Thu rồi đến Tết ông Công ông Táo…

Tết truyền thống thời xưa
Tết truyền thống thời xưa

 

Tết truyền thống thời xưa
Tết truyền thống thời xưa
Ngày Tết trong phủ vua chúa
Ngày Tết trong phủ vua chúa

Mỗi địa phương trên dải đất nhỏ xinh hình chữ S đều có những đặc sắc văn hóa riêng nhưng chung quy lại đã tạo nên nền văn hóa Việt Nam vô cùng độc đáo mà không quốc gia nào trên thế giới có được. Các lễ hội chủ yếu hướng về nông nghiệp (cầu mưa; lễ cầu mùa màng bội thu, tươi tốt; lễ hội xuống đồng, thổi cơm mới…) hay các hội nghề nghiệp như (hội rèn, đúc đồng…).

Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc tới những lễ hội tổ chức nhằm tri ân, nhớ ơn tới các bậc anh hùng đã có công với đất nước… hay các lễ hội tôn giáo, văn hóa đền, chùa. Lễ hội thường bao gồm 2 phần: phần lễ - dâng hương, cúng bái, tạ ơn và phần hội – các trò chơi, cuộc thi dân gian truyền thống, mang đậm tính cộng đồng, thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết dân tộc của ông cha ta. 

>>> Xem thêm: Văn hóa tâm linh người Việt qua các lễ hội truyền thống

Tín ngưỡng, tôn giáo - Nét độc đáo trong văn hóa Việt Nam

Tín ngưỡng

Tín ngưỡng Việt Nam từ thời xa xưa đã bao hàm: Tín ngưỡng phồn thực; tín ngưỡng sùng bái thiên nhiên; tín ngưỡng sùng bái con người.

Con người cần sinh sôi, phát triển, mùa màng cần tốt tươi để duy trì sự sống, do đó hình thành nên tín ngưỡng phồn thực.

Nền nông nghiệp nước ta gắn liền với nghề trồng lúa nước, đó được coi là “kế sinh nhai” để con người sinh sống từng ngày. Nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên: khí hậu, mưa, gió…Chính vì vậy, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên đã được hình thành từ đó.

Một cuốn sách nghiên cứu (xuất bản năm 1984) đã liệt kê có 75 nữ thần, đa phần là các bà mẹ, các Mẫu (không những có Ông Trời, mà còn có Bà Trời tức Mẫu Cửu Trùng. Bên cạnh đó còn có Bà Chúa sông, Mẫu Thượng Ngàn...

Thực vật mà con người tôn sùng nhất chính là cây lúa nước, cây đa, cây dâu, cây cau, quả bầu. Động vật thì là cóc, hươu, nai, đặc biệt là thờ phụng động vật phổ biến ở vùng sông nước như rắn, chim nước, cá sấu…

Người Việt ta tự hào là con Rồng, cháu Tiên. Rồng là hình tượng hóa từ rắn, cá sấu. Rồng sinh ra ở mặt nước bay lên trời cao là biểu tượng độc đáo, mang đầy ý nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tín ngưỡng sùng bái con người được thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên. Đó gần như trở thành một thứ tôn giáo không thể phai nhòa trong tâm thức, đời sống những người con đất Việt (trong Nam bộ, tín ngưỡng này được gọi là Đạo Ông Bà).

Tục thờ Thành Hoàng làng
Tục thờ Thành Hoàng làng

Việt Nam coi trọng ngày mất, dịp cúng giỗ được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ Công thổ Địa (vị thần cai quản đất đai, trông coi nhà cửa, giữ gìn phúc, họa cho gia đạo). Bất cứ ngôi làng nào, đặc biệt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đều thờ Thành hoàng làng – vị thần linh thiêng cai quản, chở che cho cuộc sống của dân làng (Tục thờ này cũng thể hiện lòng thành kính tới những người có công khai phá, lập nghiệp cho nhân dân trong làng, hay các vị anh hùng sinh hay mất tại làng).

Cả dân tộc Việt Nam ta đều chung ngày quốc giỗ (giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch)

Cả dân tộc Việt Nam ta đều chung ngày quốc giỗ (giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch) 

Đặc biệt, việc thờ Tứ Bất Tử được coi là tôn vinh giá trị cao đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên (chống lụt), Chử Đồng Tử (xuất thân khó khăn cùng vợ ngoan làm nên cơ nghiệp), Thánh Gióng (chống giặc Ân xâm lược), bà chúa Liễu Hạnh (công chúa con Trời rời bỏ Thiên Đình xuống trần gian với khát khao, ước muốn trở thành người phụ nữ bình thường, có hạnh phúc giản đơn).

Tôn giáo

Đạo Phật

Tín ngưỡng đạo Phật được du nhập trực tiếp từ vùng đất Phật giáo Ấn Độ qua đường biển vào nước ta, từ khoảng thế kỷ thứ II SCN. Phật giáo Việt Nam gắn với phù chú, cầu xin phúc thọ, tài lộc hơn là tu hành thoát tục.

Khi Phật giáo (Đại thừa) ở Trung Quốc du nhập vào nước ta, các chư tăng Việt Nam mới tìm hiểu sâu hơn vào Phật học, hình thành tốn phái riêng, đề cao Phật tại Tâm.

Đạo Phật cực thịnh vào thời Lý – Trần nhưng vẫn còn tiếp nhận cả Nho giáo, não giáo, hình thành nên bộ mặt văn hóa có tính chất “Tam giáo đồng nguyên” (cùng tồn tại cả ba tôn giáo).

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đạo Phật đã trở nên gần gũi, thân thiết với người Việt Nam. Theo số liệu thống kê vào năm 1993 cho thấy, có tới 3 triệu tín đồ tu hành, xuất gia; khoảng 10 triệu người thường xuyên vãn cảnh chùa, dâng lễ Phật.

Nho giáo

Thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo vẫn còn xa lạ trong xã hội Việt Nam, chưa có chỗ đứng. Tới năm 1070, khi vua Lý Thái Tổ lập Văn Miếu thờ Chu Công – Khổng Tử, Nho giáo mới được tiếp nhận.

Lớp học chữ Nho thời xưa
Lớp học chữ Nho thời xưa

Vào thế kỷ XV, đất nước ổn định, chính quyền thống nhất, xã hội bình ổn, Nho giáo tiếp bước Phật giáo, thay chân Đạo Phật để trở thành quốc giáo thời Lê. Nho giáo chủ yếu là cơ chế chính trị - xã hội, chế độ thi cử, học hành. Thế nhưng Nho giáo cũng chỉ được tiếp nhận vào Việt Nam ở từng khía cạnh đơn lẻ, chủ yếu là về chính trị - xã hội – đạo đức, chứ không ào ạt cả hệ thống.

Đạo giáo

Từ khoảng cuối thế kỷ thứ II, Đạo giáo bắt đầu du nhập vào nước ta. Do thuyết vô vi mang tư tưởng phản kháng bọn thống trị, nó được người dân dùng làm vũ khí tiêu diệt, chống lại phong kiến phương Bắc. Đạo giáo mang nhiều yếu tố thần tiên, huyền bí, hòa trong tiềm thức con người và tín ngưỡng nguyên thủ.

Kito giáo

Kitô giáo xuất hiện vào Việt Nam vào thế kỉ XVII, là sự gắn chặt giữa nền văn hóa phương Tây và chủ nghĩa thực dân.

Kito giáo thâm nhập vào, tranh thủ được thời điểm thuận lợi:

- Chế độ phong kiến khủng hoảng
- Phật giáo suy đồi
- Nho giáo bế tắc

Từ đó, Kito giáo trở thành điểm tựa tinh thần cho một bộ phận dân chúng. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn, không thể hòa hợp với văn hóa Việt Nam.

Năm 1993 có khoảng 5 triệu tín đồ công giáo và gần nửa triệu tín đố Tin Lành.

Dù rằng, có sự du nhập từ nhiều nền tôn giáo vào Việt Nam, thế nhưng chẳng thể làm phai mờ đi tín ngưỡng dân gian bản địa. đó chính là những nét riêng của tín ngưỡng Việt Nam.

>>>> Xem thêm: Biểu hiện văn hoá tâm linh trong thờ cúng của người Việt

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline tư vấn: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành Phố HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ