Văn hóa tâm linh trong việc thờ cúng được hiểu một cách đơn giản chính là thái độ ứng xử văn hoá của người đang sống đối với các lực lượng siêu nhiên, thần linh và những người đã khuất. Vậy biểu hiện văn hóa tâm linh gồm những gì? Hãy cùng bài viết sau đây khám phá nhé.
Từ nhiều đời nay các thế hệ người Việt Nam vẫn luôn nỗ lực duy trì các phong tục truyền thống tốt đẹp mà ông cha để lại. Trong đó có phong tục thờ cúng tổ tiên. Phong tục này còn gọi nôm na là lập bàn thờ những người thân đã khuất. Dù là nghèo hay giàu, nổi tiếng. Dù có địa vị danh tiếng hay chỉ là người dân thường thì mỗi gia đình đều phải có bàn thờ tổ tiên tại nơi mình đang ở.
Hành động đặt bàn thờ người thân quá cố trong ngôi nhà mà mỗi người đang ở vô cùng quan trọng. Nó giúp cho chúng ta dễ dàng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên của mìn. Khi thông qua hành vi cúng lễ, thắp hương vào những ngày mùng 1 đầu tháng, ngày rằm hàng tháng. Ngoài ra còn thắp vào ngày giỗ của người đã khuất và ngày Tết trong năm…
Bên cạnh việc thờ cúng Tổ tiên, hầu như gia đình nào cũng có thờ cúng thêm thần linh. Khi thờ cúng thần linh là không cúng chung chung mà phải cúng một vị thần nào đó cụ thể. Thần linh bao gồm:
Các vị thần kể trên đây được gọi là “thần ngoại” để phân biệt với “thần nội” ở ngay trong nhà. Thần nội gồm “Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân”. “Thổ địa long mạch tôn thần”. “Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần”” (ông Táo). “Ngũ phương ngũ thổ long thần” và Tiền hậu địa chủ tài thần (Thần tài).
Tuy nhiên thần linh thì vô cùng nhiều nên không ai có thể nhớ đủ được. Do đó ông cha ta ngày xưa đã chọn ra một câu chung. Đó là “Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần”. Đây là nhằm đảm đảm không thiếu sót bất cứ một vị thần linh nào. Khi đó vừa tránh được ác thần nổi giận gây tai họa vì không được nhắc tên.
>>> Xem thêm:
Tại các làng xã nông thôn ở Việt Nam, Thành hoàng là một niềm tin thiêng liêng và là chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng. Thờ cúng Thành hoàng mang đậm dấu ấn tâm linh. Đồng thời thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của Việt Nam. Tuy tín ngưỡng này bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng quy mô cơ cấu làng ở Trung Quốc khác biệt so với làng cổ của Việt Nam. Do vậy tín ngưỡng thờ Thành hoàng của của các làng Việt Nam cũng không giống thờ Thành hoàng của Trung Quốc.
Thành hoàng của Việt Nam không không phải lúc nào cũng thờ vị thần bảo vệ thành hào của làng đó. Ngoài ra còn thờ những người có công với đất nước. Những người có công lập ra làng đó, người có công truyền dạy nghề cho dân làng, hoặc có khi là một ông quan tốt.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng. Đây là biểu hiện của một niềm tin cả dân tộc ta có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên” cao quý và cùng chung một nguồn cội. Ngoài ra tín ngưỡng này còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp và tinh thần đại đoàn kết dân tộc keo sơn, gắn bó.
Để ghi nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, nhân dân lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ. Từ đỉnh núi Nghĩa Lĩnh - trung tâm thờ tự đầu tiên, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lan tỏa. Đến nay trải qua bao đời con cháu, từ đồng bằng đến miền núi. Và từ miền Bắc vào miền Nam, từ trong nước đến nước ngoài đều hướng đến ngày giỗ Tổ. Đất nước ta có lúc thịnh lúc suy, có lúc độc lập có lúc bị đô hộ nhưng Tín ngưỡng thờ quốc tổ Hùng Vương vẫn luôn được duy trì đến tận muôn đời sau.
Trên đây là toàn bộ các biểu hiện văn hóa tâm linh nổi bật nhất trong đời sống của người Việt. Cho đến nay vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều và chưa thống nhất liên quan đến chủ đề này. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng văn hóa tâm linh chính là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của loài người nói chung và người Việt nói riêng.