Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Dân Tộc Việt / Sự tích Tấm Cám và giá trị nhân văn qua câu chuyện cổ

Sự tích Tấm Cám và giá trị nhân văn qua câu chuyện cổ

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Sự tích Tấm Cám

Trong kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện gắn liền với tuổi thơ chúng ta, mang lại những giá trị nhân văn, sâu sắc, đó là bài học răn dạy của ông cha ta về đạo làm người, triết lý nhân sinh. Ngày hôm nay, Phong thủy Tam Nguyên sẽ cùng quý vị tìm hiểu về sự tích Tấm Cám.

Tấm là một cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, mồ côi bố mẹ từ sớm. Cô phải ở cùng dì ghẻ và đứa em gái cùng cha khác mẹ, có tên là Cám. Hằng ngày, Tấm luôn tất bật, vất vả, lo toan mọi công việc lớn nhỏ trong nhà. Vào một ngày, mụ dì ghẻ bảo với Tấm và Cám, sẽ treo giải thưởng là một chiếc yếm đào cho người bắt được nhiều tôm cá nhất.

Sự tích Tấm Cám
Sự tích Tấm Cám

Sau nhiều tiếng đồng hồ tất tả ở bờ sông, Tấm đã có một giỏi đầy ắp những tôm và cá. Nhưng vì cả tin, cô bị em gái mình lừa mất, để trong giỏ chỉ còn lại một chú cá bống bé con. Nghe theo lời Bụt khuyên, cô đem cá bống về nuôi tại giếng nhà, ngày ngày mang cơm ra cho cá ăn bằng cả tình yêu thương khôn xiết. Thế nhưng, nhân hôm cô đi chăn trâu nơi đồng xa, mẹ con Cám ở nhà đã giết thịt mất bống. Ăn xong, họ dấu xương cá trong góc bếp, để che dấu hành động độc ác của mình. Được bụt chỉ bảo, Tấm đem thóc cho gà ăn để tìm xương cá trong đống tro tàn. Sau khi tìm được xương cá, cô cho vào bốn chiếc lọ đem chôn dưới chân giường theo lời Bụt dặn.

Vào một ngày nọ, nhà vua mở hội linh đình, dân làng háo hức sắm sửa đồ để đi hội. Tấm cũng muốn được đi chơi, nhưng lại bị mụ dì ghẻ hành hạ bằng cách ở nhà nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được bước ra khỏi nhà. Tủi thân, Tấm òa khóc nức nở. Bụt lại hiện lên, gọi đàn chim sẻ đến nhặt thóc giúp, rồi giúp cô có quần áo mới đi chơi hội nhờ bốn lọ xương cá ở dưới chân giường.

Trên đường đi trẩy hội, Tấm vô tình đánh rơi chiếc hài xuống dưới sông. Voi của nhà vua đi qua, dừng lại chẳng chịu đi. Đến khi lính của nhà vua nhặt được chiếc giày lên mới thôi. Nhìn thấy chiếc hài vô cùng ấn tượng, đẹp mắt. Vua ra lệnh ai ướm thử vừa sẽ làm vợ vua. Thế rồi Tấm đến xin ướm thử và đã trở thành hoàng hậu. Tuy là vợ của vua, nhưng Tấm vẫn luôn chịu khó, chăm chỉ và vẫn giữ trọn chữ hiếu. Ngày giỗ cha, cô trở về chặt cau để dâng lên bàn thờ. Nào ngờ, bị mụ dì ghẻ âm thầm hãm hại, khiến cô ngã xuống ao tử vong. Sau đó, Cám lấy áo chị bước vào cung vua, nhưng nhà vua vẫn buồn rầu, thờ ơ, lạnh nhạt với Cám.

Tấm chết, hóa thành con chim vàng anh, ngày ngày đậu trong cung vua. Vua ngày đêm chỉ ngắm vàng anh, đi đâu cùng mang theo. Cám ghen ghét, lập mưu vặt lông, làm thịt, đem vứt ở góc vườn. Lạ thay, đống lông đó mọc lên cây xoan cao lớn, tỏa bóng mát trong vườn. Vua liền thấy thích thú, sai quân mắc võng ở đấy để nằm ngủ. Lần này, mẹ con nhà Cám lại bày trò.

Nhân lúc vua đi vắng, hai người chặt cây lấy gỗ làm khung cửi. Thế nhưng mỗi lần dệt vải trên khung, Cám lại nghe thấy tiếng vang vọng chửi rủa, bèn sợ hãi vô cùng. Ả ta liền đốt khung cửi rồi lấy tro mang đi vứt ở nơi xa cung vua. Một lần nữa, điều kỳ diệu lại xuất hiện. Một cây thị cao lớn xum xuê lại vươn lên từ đống tro tàn, nhưng chỉ cho ra một trái duy nhất.

Caption

Một hôm, bà bán nước đi qua thấy quả thị tỏa hương thơm ngát, bèn hái về nhà. Từ trong quả thị, cô Tấm dịu hiền bước ra, ngày ngày giúp bà nấu cơm, dọn dẹp, được bà coi như con gái. Cô thường giúp bà têm trầu cánh phượng để bán ven đường. Ngày nọ, nhà vua đi ngang qua, dừng lại uống nước, nhìn thấy miếng trầu quen thuộc, vua đã nhận được Tấm và đón vợ về cung.

Tấm trở về, thấy chị càng xinh đẹp, khiến nàng Cám vô cùng căm ghét. Ả vờ hỏi thăm Tấm, để được bày cách trở nên xinh đẹp. Thế là, Tấm cho người đào một hố thật sâu, đổ nước sôi giết chết con người độc ác, rồi làm mắm gửi về cho mẹ ghẻ. Sau khi biết được hũ mắm làm từ xác con gái mình, bà ta cũng lăn ra mà chết. Đó chính là đạo lí “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão” mà bao đời nay ông cha ta vẫn luôn nhắn nhủ cho con cháu.

>>> Xem thêm: Lễ hội Cầu Ngư, đặc sắc vùng đất biển Nha Trang

Giá trị nhân văn qua sự tích Tấm Cám

Qua câu chuyện cổ, chúng ta càng thấy rõ quan niệm người xưa truyền dạy: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”. Hay trong ca dao Việt Nam từng nói: “Ngày xưa quả báo thì chầy/Ngày nay quả báo thấy ngay nhãn tiền”. Câu chuyện cổ tích "Tấm Cám” chính là bài học dân gian khuyên dạy người: phải làm việc thiện lành, chớ làm điều thất đức sẽ gặp lại quả báo.

>>> Xem thêm: Lễ hội đền Hùng, nơi lưu giữ giá trị linh thiêng

Qua nội dung trên, chúng ta càng thêm trân quý những giá trị mà truyện cổ dân gian mang lại. Đừng quên cập nhật những kiến thức hữu ích tại phongthuytamnguyen.com. Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn khám phá. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần được giải đáp về kiến thức thiết kế nhà ở các vật phẩm cát lành giúp hộ mệnh, trợ thân... quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý của thầy Tam Nguyên sẽ tư vấn, hỗ trợ kịp thời. 

Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng. Chúng tôi tự hào mang tới quý vị những dịch vụ tuyệt vời nhất, chất lượng nhất, để giúp cuộc sống của quý gia chủ luôn hưng thịnh, vững bền!

Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng tại Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng tại Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ