Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Dân Tộc Việt / Phong tục cưới hỏi của người Việt

Phong tục cưới hỏi của người Việt

(0)

Cưới xin là một trong những ngày lễ trọng đại, thiêng liêng của đời người. Do đó, hiểu được những nghi thức, nghi lễ trong quá trình tổ chức hôn sự là vô cùng cần thiết. Có những điều bắt buộc phải tuân theo, có những điều tuyệt kỵ cần tránh. Nghi thức, phong tục cưới xin truyền thống của ông cha ta đã được truyền lại qua bao đời, vì thế, cần phải biết trân trọng, giữ gìn và tiếp tục phát huy. Hãy cùng Phong thủy Tam Nguyên tìm hiểu xem tục lệ cưới hỏi truyền thống tại Việt Nam  gồm những nghi lễ - nghi thức gì?

Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam

1. Lễ chạm ngõ

Lễ chạm ngõ hay còn được gọi là dạm ngõ, là buổi gặp gỡ đầu tiên của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái, để hai bên gia đình tìm hiểu nhau, thân thiết hơn trước khi tiến hành tổ chức đám cưới. Chạm ngõ không cần lễ vật, chỉ cần mang theo lá trầu, quả cau hoặc hoa quả…

Mặc dù, đây là nghi thức đơn giản, thế nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ chạm ngõ, bởi theo quan niệm của mọi người, nếu gia đình hai bên không quen biết, tìm hiểu nhau từ trước mà tổ chức luôn lễ ăn hỏi, lễ cưới xin cho con cái thì hơi đường đột, ngang tắt.

Vì vậy, dù không quá quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua nghi thức chạm ngõ.

2. Đám hỏi

Khay lễ ăn hỏi
Khay lễ ăn hỏi

Đám hỏi (Lễ ăn hỏi) là ngày hai bên gia đình chấp nhận cô dâu và chú rể.

Theo phong tục truyền thống của người Việt, nhà trai cần chuẩn bị lễ vật để mang sang nhà gái, cụ thể như sau:

  • Khay trầu rượu
  • Hai hộp bánh
  • Trái cây tươi
  • Con lợn quay và đĩa xôi gấc
  • Bánh phu thê (xu xê)
  • Tiền nạp tài (lễ đen)
  • Cặp rượu
  • Cặp trà song hỉ
  • Cặp đèn cầy hình long phụng
  • Trầu cau theo yêu cầu của bên đàng gái, số lượng phải chẵn
  • Nữ trang cho cô dâu (đôi bông tai nhất định phải có, bên cạnh đó có thể thêm dây chuyền, chiếc vòng, lắc tay, nhẫn đính hôn…)

Tùy vào điều kiện bên nhà nhà trai, số lượng tráp ăn hỏi có thể là năm, bảy hoặc chín
Tùy vào điều kiện bên nhà nhà trai, số lượng tráp ăn hỏi có thể là năm, bảy hoặc chín

Khác một chút so với nhà trai, nhà gái cần chuẩn bị nhiều hơn do lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức ở nhà gái. Đàng gái cần chuẩn bị:

  • Trang hoàng không gian buổi lễ sao cho thật tươm tất, trang trọng, từ trang phục cho đến thức ăn thết đãi nhà trai trong ngày lễ ăn hỏi
  • Chuẩn bị đội hình bê tráp (đỡ lễ) cân đối với họ nhà trai
Đội hình bê tráp
Đội hình bê tráp

Một số điều cần lưu ý trong ngày ăn hỏi:

  • Chuẩn bị trang phục cho đội hình bê tráp, lựa chọn người đỡ lễ có độ tuổi nhỏ hoặc bằng cô dâu, chưa lập gia đình, gương mặt khả ái, tươi tắn.
  • Trang phục của đội bê tráp nhất thiết phải đồng nhất, thường đội đỡ lễ sẽ mặc áo dài truyền thống để thực hiện nghi thức này.
  • Đừng quên thuê người chụp hình để lưu giữ kỉ niệm hạnh phúc của cuộc đời trong buổi ăn hỏi của cô dâu và chú rể.
  • Chuẩn bị phong bao lì xì màu đỏ cho đội bê tráp.

>>> Đọc thêm: Đạo vợ chồng trong phong tục Việt Nam

3. Lễ cưới

Vào ngày ăn hỏi, họ nhà trai sẽ thông báo cho nhà gái ngày đẹp để tổ chức hôn lễ. Cứ vào ngày đó, nhà trai sẽ tiến hành lễ đón dâu theo đúng phong tục, truyền thống.

Trước ngày cưới diễn ra, họ nhà trai sang nhà gái thực hiện “lễ nạp tài”. Nghi thức này có ý nghĩa là mang lễ vật, chẳng hạn như tiền để cô dâu sắm sửa quần áo, đồ dùng cá nhân mang theo sử dụng khi sang nhà chồng.

4. Nghi lễ xin dâu

Trước khi đến giờ hoàng đạo - giờ đón dâu chính thức, đại diện họ nhà trai (thường là phụ nữ thân thiết trong gia đình) sẽ mang một cơi trầu cau tới nhà cô dâu để làm thủ tục xin dâu.

Nghi thức xin dâu
Nghi thức xin dâu

Mẹ cô dâu là người sẽ nhận tráp cau trầu, rồi dâng lên thắp hương trên ban thờ gia tiên nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống có từ lâu đời, với ý nghĩa như lời đồng ý chính thức cho cô dâu về bên nhà chồng.

5. Lễ rước dâu

Sau khi thủ tục xin dâu đã xong, chú rể sẽ mang theo hoa cưới hoặc cùng lễ vật để đón vợ về nhà.

Trong ngày trọng đại đó, hai bên gia đình sẽ trao tặng món quà, của hồi môn cho cô dâu, như một lời chúc cho đôi vợ chồng luôn hạnh phúc viên mãn, sống với nhau tới đầu bạc răng long.

Cùng với lễ vật rước dâu, họ nhà trai cần chuẩn bị thêm những mâm lễ vật như:

  • Một mâm rượu, trà
  • Một mâm hoa quả
  • Một mâm bánh kẹo
  • Một mâm trầu cau
  • Nước ngọt…

Lễ vật to hay nhỏ còn tùy theo điều kiện kinh tế của họ nhà trai.

Song, cô dâu và chú rể chuẩn bị đội bê tráp để thực hiện trao mâm quả. Thường đội bê tráp sẽ mặc trang phục thống nhất, đồng màu.

6. Tổ chức tiệc thết đãi quan khách

Tiếp theo đó, sẽ tổ chức đãi tiệc nhằm thông báo tin vui với quan viên hai họ, bạn bè và bà con hàng xóm láng giềng. Hiện nay, nhiều gia đình tiến hành tổ chức tiệc cưới chung, sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc.

Nếu tổ chức tiệc riêng, thông thường đàng gái sẽ mở tiệc trước khi nhà trai đến rước dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về bên nhà chú rể.

7. Nghi thức lại mặt

Sau khi đám cưới tổ chức xong xuôi, cô dâu đã về bên nhà chồng, mẹ chú rể sẽ chuẩn bị một mâm lễ nho nhỏ, để con trai và con dâu mang về bên nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ. Đây chính là lễ lại mặt hay còn gọi là lễ nhị hỷ.

Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng từ một đến ba ngày, sau khi đám cưới tổ chức xong. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào khoảng cách địa lý hai bên, cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu, chú rể. Nếu như cô dâu lấy chồng xa, lễ lại mặt được giản lược.

>>> Đọc thêm: Phong tục tang ma trong văn hóa tâm linh của người Việt

Có cần xem ngày cưới hỏi?

Xem ngày cưới là một việc hết sức quan trọng, với mục đích chọn được ngày lành, tháng tốt, đại lợi đại cát để quá trình kết hôn diễn ra suôn sẻ, cuộc sống hôn nhân thuận lợi, viên mãn, may mắn, tốt lành. Bên cạnh đó, việc chọn ngày cưới xin dựa theo tuổi sẽ giúp mang đến bình an, lương duyên vững bền, hạnh phúc vẹn toàn. 

Do việc dựng vợ, gả chồng là một trong những việc quan trọng nhất trong cuộc đời con người. Phú quý sang hèn, vui buồn cũng từ đây mà ra. Phong thủy Tam Nguyên cung cấp dịch vụ Chọn ngày cưới căn cứ vào ngũ hành của Thiên tinh (năm tháng ngày giờ) kết hợp với Năm sinh hoặc Bát tự sinh thần của cô dâu chú rể nhằm chọn lựa thời điểm cát lành khi đất trời giao hòa để thiên địa nhân hợp nhất giúp cuộc sống sau này: Phú quý thọ khang ninh - Con cháu đầy đàn - Vợ chồng viên mãn.

Các bạn sẽ nhận được:

  • Ngày giờ ăn hỏi (làm lễ gia tiên bên nhà gái): lựa chọn ngày giờ tốt để thắp hương trình lễ ăn hỏi tại nhà gái.
  • Ngày giờ lễ cưới (thời điểm làm lễ bái đường họ nhà trai): là thời điểm tốt nhất để bái đường (thắp hương) thành thân tại nhà trai.
  • Tư vấn Màu sắc phòng ngủ, chăn ga gối đệm giúp điều hòa ngũ hành để vợ chồng hòa hợp.
  • Tư vấn Năm sinh con phù hợp với tuổi 2 vợ chồng để phú quý hòa hợp.
  • Tư vấn Hướng nhà hợp long phù nhân với tuổi 2 vợ chồng để tài lộc, sự nghiệp bền vững.

Tại sao nên chọn dịch vụ của Tam Nguyên?

  • Chúng tôi ứng dụng những kiến thức Trạch nhật phối hợp cùng Mệnh lý cao cấp trong việc lựa chọn ngày giờ hợp hôn để tình cảm vợ chồng lâu bền, tài lộc nhân đinh thịnh vượng.
  • Kiến thức Trạch nhật cùng Mệnh lý cao cấp được ứng dụng để kết hợp quý nhân lộc mã và thần sát cát hung với mục đích điều hòa âm dương ngũ hành trong việc lựa chọn ngày tốt
    Hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp đưa ra gợi ý để chuyên gia cao cấp lựa chọn ngày giờ chính xác.
  • Ngày tốt được tư vấn bởi Phong thủy sư Tam Nguyên cùng các cộng sự - các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Trạch nhật và Mệnh lý.
  • Đội ngũ tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp, hỗ trợ tư vấn 24/7.

QUÝ GIA CHỦ CÓ THỂ THAM KHẢO DỊCH VỤ XEM NGÀY CƯỚI CỦA PHONG THỦY TAM NGUYÊN TẠI ĐÂY.

Trên đây là chia sẻ của Phong thủy Tam Nguyên về phong tục cưới hỏi truyền thống của Việt Nam, hy vọng bài viết này sẽ giúp quý gia chủ hiểu thêm về các nghi thức, nghi lễ của dân tộc Việt, và là là thông tin tham khảo, giúp ích cho những bạn sắp kết hôn trong tương lại. Thông qua đó, để các bạn có thể chuẩn bị chu toàn, kỹ lưỡng hơn cho ngày lễ trọng đại trong cuộc đời. Chúc cho quý gia chủ đã hoặc sắp kết hôn luôn hạnh phúc, vui vẻ, đồng hành cùng nhau tới cuối con đường.

Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam, mang đến cho quý vị những dịch vụ, sản phẩm phong thủy tuyệt vời nhất, chất lượng nhất, để giúp cho cuộc sống của quý gia chủ luôn hưng thịnh, vững bền!

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Số Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành Phố HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ