Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Danh Lam Thắng Cảnh / Lịch sử Kinh Thành Huế song hành cùng lịch sử dân tộc

Lịch sử Kinh Thành Huế song hành cùng lịch sử dân tộc

(0)
Lịch sử Kinh thành Huế luôn đi cùng lịch sử đất nước, trải qua nhiều thăng trầm biến động, đến nay nơi đây đã trở thành địa chỉ du lịch văn hóa độc đáo.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Kinh thành Huế nằm ở trung tâm đất nước và trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Nơi đây đã được công nhận là đô thị loại I và là thành phố di sản văn hóa Thế giới. Thành phố Huế cũng chính là Kinh đô phong kiến cuối cùng của nước ta. Lịch sử Kinh thành Huế luôn song hành cùng lịch sử dân tộc qua các thời kỳ. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu về nơi có truyền thống văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc.

Quá trình hình thành vùng Thuận Hóa - Phú Xuân

Dưới thời Hùng Vương vùng đất này vốn thuộc bộ Việt thưởng, là một trong 15 bộ lạc của nước Văn Lang bấy giờ. Đến thời kỳ nhà Hán đô hộ, vùng đất này là một trong ba cuộn của nước Âu Lạc. Sau khi Ngô Quyền giành lại độc lập vùng đất này thuộc nước Lâm Ấp. Sau đó nó trở thành một phần của nước Champa kéo dài.

Đến đời vua Trần Anh Tông, năm 1306 vua gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân để lấy hai châu Rí - Ô. Môt năm sau thì châu trên đổi tên thành châu Hóa và châu Thuận. Trong suốt một thời gian dài thành Hóa châu là trung tâm chính trị kinh tế - hành chính quân sự phát triển nổi danh một vùng.

Lịch sử Kinh thành Huế vốn là thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn
Lịch sử Kinh thành Huế vốn là thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễnion

Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến vùng Kim Long sau này phát triển thành Kinh thành Huế. Hơn nửa thế kỷ sau chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ đến làng Thụy Lôi, đổi tên thành Phú Xuân. Sau này trở thành đô thị trung tâm phát đạt của Đàng Trong. Dưới thời các chúa Nguyễn, thành Phú Xuân là một đô thị phát triển thịnh vượng bậc nhất trải dài theo hai bên bờ sông Hương.

>>> Xem thêm: 

Lịch sử Kinh thành Huế dưới triều Nguyễn

Lịch sử Kinh thành Huế dưới triều đại nhà Nguyễn là Kinh đô, trung tâm hành chính quân sự
Lịch sử Kinh thành Huế dưới triều đại nhà Nguyễn là Kinh đô, trung tâm hành chính quân sự

Cho đến nay chưa có một nguồn thông tin nào khẳng định chắc chắn năm xuất hiện cả Kinh thành Huế. Tuy nhiên có một số thông tin để mọi người tham khảo thêm, đó là:

  • Năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh (Hoàng đế Gia Long sau này) thiết lập thành công sự kiểm soát của mình trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam. Ông vua này đã đặt Phú Xuân làm Kinh thành. Đồng thời đặt dinh Quảng Đức làm vùng lân cận bao quanh Kinh thành.
  • Sau khi vua Minh Mạng lên ngôi, liền đổi dinh Quảng Đức trở thành phủ Thừa Thiên. Vào đợt cải cách hành chính lớn năm 1831-1832. Các đơn vị hành chính lớn như dinh, trấn đổi thành tỉnh, trực thuộc triều đình. Nhưng riêng phủ Thừa Thiên có địa vị ngang cấp tỉnh do có vị trí kinh sư.
  • Vào năm 1898 vua Thành Thái dụ chỉ thị lập ra thị xã Huế. Năm sau đó 1899 Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định nâng cấp thị xã Huế lên thành phố Huế.
  • Sau Cách mạng tháng Tám, thị xã Huế gồm nội thành, ngoại thành và các tỉnh lỵ của Thừa Thiên.
  • Vào năm 1956, chính quyền của Ngô Đình Diệm đã tiến hành cải cách hành chính. Cụ thể Huế được lên là thành phố và ngang hàng với tỉnh Thừa Thiên. Tuy nhiên tỉnh lỵ Thừa Thiên thì vẫn đặt tại Huế như trước.
  • Đến năm 1975, Huế trở thành một tỉnh lỵ, thành phố của Bình Trị Thiên. Khi đó Huế có 22 xã và 18 phường.
  • Năm 1989 tỉnh Thừa Thiên tách ra khỏi Bình Trị Thiên. Khi đó Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên.

Lịch sử Kinh thành Huế thời hiện đại

Lịch sử Kinh thành Huế chứng kiến mọi biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam
Lịch sử Kinh thành Huế chứng kiến mọi biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam

Trong các năm từ 1990 đến năm 2010, thành phố Huế đã rất nhiều lần thực hiện chia tách các xã phường trực thuộc. Cụ thể:

  • Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định điều chỉnh lại địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó thành phố Huế gồm có 5 xã và 18 phường. Đến năm 1992, thành phố Huế được nâng cấp lên thành đô thị loại 2. Năm 1995 Chính phủ ban hành quyết định chia phường Phú Hiệp ra thành Phú Hậu và Phú Hiệp. Ngoài ra còn chia phường Vĩnh Lợi thành phường Phú Nhuận và Phú Hội.
  • Đến năm 2005, Huế chính thức được nâng cấp lên thành đô thị loại I trực thuộc Thừa Thiên Huế. Năm 2007 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định chia xã Hương Sơ thành An Hòa và Hương Sơ. Ngoài ra còn tiến hành chia xã Thủy An thành An Tây và An Đông. Đồng thời đến năm 2010 thì tiến hành đổi tên đồng loạt 3 xã Thủy Biều, Thủy Xuân, Hương Long thành 3 phường tên gọi giữ nguyên.
  • Tính đến năm 2021 thành phố Huế có tổng cộng 27 phường.

Lịch sử Kinh thành Huế đã chứng kiến sự thay ngôi đổi chủ của đất nước qua nhiều thời kỳ. Ngày nay thành phố Huế chính là đô thị sôi động, một điểm đến du lịch kết hợp tâm linh độc đáo. Nơi đây sở hữu 7 di sản thế giới từng được UNESCO công nhận. Ngoài ra Kinh đô cuối cùng của Việt Nam còn sở hữu nhiều nhiều danh hiệu đang trân trọng khác. Có thể kể đến như: thành phố xanh quốc gia, thành phố văn hoá ASEAN, thành phố du lịch sạch ASEAN...

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ