Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Danh Lam Thắng Cảnh / Tứ trấn Thăng Long và những dấu ấn văn hoá tâm linh Việt

Tứ trấn Thăng Long và những dấu ấn văn hoá tâm linh Việt

(0)
"Tứ trấn Thăng Long" là biểu tượng của vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Việt, là niềm tự hào về lịch sử dựng nước giữ nước của ông cha.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Khi tìm hiểu về Tứ trấn Hà Nội”, người ta không khỏi ngạc nhiên bởi nguồn gốc của “Tứ trấn Thăng Long” gắn liền với những điển tích. “Tứ trấn Thăng Long” ra đời gắn với việc dời Kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long thời nhà Lý những năm 1010. Tứ trấn được xây dựng để bảo vệ cho Kinh thành được yên bình. Cụ thể Tứ trấn bao gồm đền Bạch Mã trấn ở phía Đông, thờ thần Long Đỗ. Ở phía tây là đền Voi Phục thờ thần Linh Lang Đại Vương. Ở phía Nam là đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn Đại Vương; Cuối cùng đền Quán Thánh trấn ở phía Bắc, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ.

Đông Trấn: Đền Bạch Mã thuộc “Tứ trấn Thăng Long”

Đền Bạch Mã xây dựng từ thế kỉ thứ 9, đây là nơi thờ thần Long Đỗ. Tương truyền đây là vị thần có gốc Hà Nội cổ. Ngôi đền trấn giữ phía Đông Kinh thành Thăng Long nay có địa chỉ là số 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

>>> Xem thêm:

Đền Bạch Mã chính là một trong “Tứ trấn Hà Nội”. Đây cũng là ngôi đền có lịch sử xây dựng sớm nhất trong Tứ trấn. Tương truyền rằng khi vua Lý Công Uẩn dời kinh đô ra thành Đại La vào năm 1010 thì cho xây thành. Thế nhưng lần nào đắp thành cũng bị lở. Vua cho người đi cầu đảo thì thấy có một con ngựa trắng từ trong đền đi ra. Con ngựa trắng đi đến đâu thì để lại dấu chân đến đó, sau đó lại quay trở lại vào trong đền.

Thấy vậy, nhà vua liền cho xây thành đắp đê theo vị trí dấu chân ngựa và thành công. Vì vậy đền mới lấy tên là Đền Bạch Mã  tôn thờ thần Long Đỗ làm Thành Hoàng phía Đông của Kinh thành Thăng Long. 

Đông Trấn: Đền Bạch Mã thuộc “Tứ trấn Thăng Long”

Trấn Tây: Đền Voi Phục

Đền Voi Phục còn có tên gọi khác là Thủ Lệ hay Linh Lang do thờ thần Linh Lang Đại Vương. Đền nằm ở vị trí phía tây Kinh thành Thăng Long, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đền thờ Linh Lang trong “Tứ trấn Thăng Long” được xây dựng vào năm 1065 dưới đời vua Lý Thánh Tông. Cửa đền được đắp hai vị voi quỳ nên có tên gọi là đền Voi Phục. Trong đền còn lưu giữ tảng đá có vết lõm đặc biệt. Tương truyền rằng đó là dấu vết hoàng tử nằm gối đầu lên rồi hóa thành giao long và trườn xuống hồ. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử đến nay kiến trúc của đền đã thay đổi kiến trúc khá nhiều so với ban đầu.

Trấn Tây: Đền Voi Phục

Nam Trấn: Đền Kim Liên thuộc “Tứ trấn Thăng Long”

Đền Kim Liên trước thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi đền nằm trong hệ thống “Tứ trấn Thăng Long” trấn giữ phía Nam Kinh thành Thăng Long xưa. Đền thờ thần Cao Sơn đại vương - người đã có công giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê và được nhà vua lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn.

Tương truyền, thần Cao Sơn còn là vị thần núi, có công trấn giữ sơn mạch nước Việt tự ngàn xưa. Đền được tọa trên một gò đất cao ở phía Đông, cổng đền hướng về phía Tây, bước từ sân lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai con sấu đá có niên đại từ thời nhà Lê, tam quan được xây giống kiểu nhà hoàn chỉnh có bốn cột trụ ở bốn góc tường. Kiến trúc của tam quan rất đặc biệt, được chạm khắc hết sức tinh xảo với nhiều lớp hình tứ linh đẹp đẽ.

Nam Trấn: Đền Kim Liên thuộc “Tứ trấn Thăng Long”

Bắc Trấn: Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh còn gọi là đền Trấn Vũ. Đền nằm ở ngã tư đường Thanh Niên với đường Quán Thánh (Quận Ba Đình). Được xây dựng từ thời Lý Thái Tổ, đền thờ thánh Trấn Vũ - vị thần trấn giữ phương Bắc và có nhiều linh thiêng trong việc cầu tự và cầu mưa đối với các đời Vua sau này.

Bắc Trấn: Đền Quán Thánh

Không chỉ là một công trình mang giá trị về lịch sử, kiến trúc, mà đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm. Trải qua nhiều thế kỷ, nhưng ngôi đền Quán Thánh vẫn còn giữ gìn nguyên vẹn những giá trị lịch sử cho những thế hệ con cháu mai sau.

Trên đây là 4 ngôi đền thuộc "Tứ trấn Thăng Long". Bốn ngôi đền kể trên chính là bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất chốn kinh kỳ. Cũng chính bởi lịch sử hình thành mà vẻ đẹp văn hóa tâm linh càng được thể hiện ở “Tứ trấn Thăng Long”. Đây chính là biểu tượng của vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt cũng là niềm tự hào về lịch sử cha ông ta dựng nước, giữ nước thời xưa. Tứ trấn Thăng Long đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, lưu giữ những nét văn học tâm linh của người Việt.

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ