Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Danh Lam Thắng Cảnh / Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám gắn liền với truyền thống hiếu học

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám gắn liền với truyền thống hiếu học

(0)
Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám hình thành dưới thời nhà Lý nước Đại Việt, cho đến nay nó vẫn là biểu tượng gắn liền sự học ở nước ta.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một biểu tượng văn hoá giáo dục của Việt Nam. Ban đầu nơi này được xây dựng nhằm mục đích để thờ phụng và lưu danh những bậc nhân tài, nhà hiền triết. Đến nay nơi đây đã phát triển thành địa điểm tham quan độc đáo của đất nước ta. Trải qua các thời kỳ thay đổi chế độ, trải qua sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai. Đến nay Văn Miếu Quốc Tử Giám càng khẳng định giá  trị thể hiện sự tôn kính với sự học và những người có học bác uyên thâm.

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám thời trung đại

Văn Miếu Quốc Tử Giám thời nhà Lý

Vào năm 1070, Lý Thánh Tông cho khởi công xây Văn Miếu. Mục đích ban đầu khi xây dựng là bồi dưỡng tình yêu Nho học và tôn thờ thánh nhân. Một số bậc thánh nhân được thờ tự tại đây gồm: Chu Công, Khổng Tử...

Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông lại cho thành lập một ngôi trường cạnh ngay Văn Miếu có tên là Quốc Tử Giám. Ngôi trường này được xem là trường Đại học đầu tiên của nước ta. Thời gian đầu khi mới thành lập, Quốc Tử Giám chỉ dành cho con cái vua chúa và các bậc quyền quý được theo học.

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám gắn liền với truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám gắn liền với truyền thống hiếu học của dân tộc ta.

Văn Miếu Quốc tử giám thời nhà Trần

Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc học viện. Lúc này cánh cổng trường được rộng mở hơn trước. Từ đó cho phép con em của các nhà thường dân có học lực xuất sắc tham gia vào lớp. Đến thời điểm này trường càng được biết đến nhiều hơn với vai trò là nơi tế lễ hơn là dạy học.

Văn Miếu Quốc Tử Giám thời nhà Lê

Đến thời Hậu Lê, Lê Thái Tổ vừa lên ngôi, ông rất quan tâm đến việc giáo dục, Vì thế nên  tuyển chọn các Nho sinh ưu tú ở khắp các nơi vào Quốc Tử Giám học. Nhà Lê còn khuyến khích hoạt động dựng trường, mở lớp ở khắp nơi nhằm để nâng cao dân trí.

Trong năm 1483 đời vua Lê Thánh Tông cho phát triển in sách và đặt ra lệ khắc tên tuổi Tiến sĩ vào bia đá. Những người thi đố từ năm 1442 trở đi đều được khắc tên lên bia đá. Đời vua Lê Hiển Tông còn tất cả 116 tấm bia đá cõng lưng rùa.

Văn Miếu Quốc Tử Giám thời nhà Nguyễn

Năm 1802, vua Gia Long của nhà Nguyễn cho xây thêm Khuê Văn Các. Nơi này dùng để các nhà Nho tụ hội làm thơ và bình thơ lẫn nhau.

Hàng năm cứ gần đến kỳ thi các sĩ tự lại đua nhau đến Văn Miếu xin may mắn, đỗ đạt
Hàng năm cứ gần đến kỳ thi các sĩ tự lại đua nhau đến Văn Miếu xin may mắn, đỗ đạt

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám thời cận hiện đại

Năm 1999, nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội Nhà nước đã cho xây dựng lại khu Thái Học – Văn Miếu theo lối kiến trúc cổ. Mục đích là thờ các vị vua: vua Lý Thánh Tông,vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông và Thầy giáo Chu Văn An. Đây đều là những người có công giữ gìn, bồi đắp thêm cho nền Nho học của nước ta.

Hiện nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi Hội nhà văn hay đến. Nhất là vào rằm tháng Giêng hằng năm để báo cáo kết quả của nền văn học trong năm và bình thơ hay. Hàng năm, cứ trước và sau kỳ tốt nghiệp đại học thì thủ khoa của các trường sẽ về Văn Miếu Quốc Tử Giám để Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội trao bằng khen. Ngoài ra các thủ khoa sẽ tham quan nhiều hoạt động văn hóa độc đáo được Văn Miếu tổ chức.

>>> Xem thêm:

Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám thời xưa

Việc xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ minh chứng ghi nhận quyết sách đường hướng đứng đắn về giáo dục của người xưa. Ngoài ra nó còn thể hiện lý tưởng xây dựng nền  giáo dục nhân nghĩa ở nước ta. Sau khi thực hiện rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Nhà Lý cần có sự mở rộng tương ứng về quy mô giáo dục, chiêu mộ hiền tài. Nhờ vậy mà nhà Lý trở thành một trong những triều đại hưng thịnh nhất lịch sử nước ta.

Các văn bia tiến sĩ đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám cho thấy quan điểm về đào tạo và sử dụng nhân tài của các vị vua đứng đầu. Ngoài ra một số văn bia còn nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức cho đội ngũ quan lại đương thời. Tám mưới hai tấm bia đề danh tiến sĩ là biểu tượng của tinh thần hiếu học. Và đồng thời là sự tôn vinh của người đời sau với những người đã thành danh trên con đường học tập. Qua đó thôi thúc người khác rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.

Hiện nay Văn  Miếu Quốc Tử Giám đã trở thành một nơi tham quan, vãn cảnh thú vị giữa lòng Thủ đô.
Hiện nay Văn  Miếu Quốc Tử Giám đã trở thành một nơi tham quan, vãn cảnh thú vị giữa lòng Thủ đô.

Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám thời nay

Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay không chỉ có chức năng thờ phụng, lưu danh những bậc hiền triết nữa. Ngoài ra nó còn là nơi tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước. Qua thời gian Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long đã khẳng định được giá trị của mình. Là nơi đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Việt Nam xưa và nay.

Ý nghĩa lịch sử của Văn Miếu Quốc Tử Giám gắn liền với những tên tuổi như Khổng tử, Chu Văn An… Đây đều là những người có thành tích học tập hơn người đáng kính trọng. Họ được thờ phụng trong văn miếu như sự nhắc nhở noi theo dành cho thế hệ trẻ hiện nay. Văn Miếu bây giờ không còn là di tích lịch sử văn hóa đơn thuần nữa. Nó là nơi mà nhiều sĩ tử; học trò tới đây để cầu may mắn trong học hành thi cử.

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám có từ thời kỳ nhà Lý và đất nước Đại Việt. Đây là một di tích lịch sử, một công trình kiến trúc cổ có tuổi đời hơn một ngàn năm. Hiện nay Văn Miếu Quốc Tử Giám  là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa. Chẳng hạn như các hội thảo khoa học, các triển lãm chuyên đề. Đây còn là nơi tuyên dương và trao bằng khen các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp của trường đại học. Các buổi lễ trao giấy chứng nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo cũng được các đơn vị tổ chức tại đây. Dù cho năm tháng đổi thay nhưng tình thần trọng sự học vẫn luôn được đề cao.

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ