Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Danh Lam Thắng Cảnh / Những nét đặc sắc trong kiến trúc Kinh thành Huế

Những nét đặc sắc trong kiến trúc Kinh thành Huế

(0)
Kiến trúc Kinh thành Huế mang đậm dấu ấn của thời kỳ nhà Nguyễn. Đến nay nơi đây vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn hóa và phong thủy. 

Huế là nơi có rất nhiều công trình kiến trúc đặc sắc. Đây là nơi thu hút nhiều khách du lịch tham quan nhờ vẻ đẹp cổ kính nên thơ. Khi nhắc đến Huế thì không thể không nhắc đến Kinh thành Huế. Kiến trúc Kinh thành Huế mang đậm dấu ấn thời đại mang đặc trưng văn hóa thời nhà Nguyễn. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về công trình kiến trúc độc đáo này nhé.

Đôi nét về kiến trúc Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng và Kinh đô cuối cùng của nước ta là Huế. Nơi đây hiện nay còn lưu giữ nhiều nét văn hóa - kiến trúc độc đáo của thời nhà Nguyễn.

Năm 1802 Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn. Ông lên ngôi Hoàng đế chí tôn và dời Kinh đô ra Huế. Trong hai năm đầu, Nguyễn Ánh lên kế hoạch xây dựng Kinh đô. Đến năm 1820 bắt đầu khởi công xây dựng.

Kiến trúc Kinh thành Huế được thiết kế và xây dựng dựa trên thuyết âm dương ngũ hành và thuật phong thủy. Hầu hết các công trình kiến trúc đều có hướng nhìn về phía Nam. Sử sách ghi lại cho thấy có đến hơn 30.000 người tham gia đào hào, ngăn sông xây dựng Kinh thành. Đỉnh điểm có đến hơn 80.000 người vào năm 1818. Để hoàn thiện công trình đồ sộ này đã mất  khoảng 30 năm. Công trình độc đáo này rộng khoảng 520ha và nằm ở bờ bắc sông Hương. 

Kiến trúc Kinh thành Huế xưa nhìn tổng thể từ trên cao xuống

Nét đặc sắc kiến trúc Kinh thành Huế

Kiến trúc Kinh thành Huế được thiết kế xây dựng theo ba lớp thành bao bọc nhau. Bao gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Bên trong các lớp không gian này là các công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau tạo thành một tổng thể. Đặc điểm nổi bật của các công trình đều được xây dựng có một trục chính xung quanh nó. Cụ thể kiến trúc Kinh thành Huế được xây dựng theo hướng chính là: đông nam – tây bắc. Đây là hướng được xem là thuận lợi nhất cả về địa hình địa thế và yếu tố phong thủy cho quốc gia. Vì theo quan niệm phong thủy đây là vị trí đắc địa nhất đối với vận mệnh đất nước. Không những thế đây còn là vị trí đất phát tài, hưng khởi và vượng khí bậc nhất. 

Không gian bên ngoài thành - Phòng thành 

Phòng thành hay còn được gọi là Kinh thành. Địa điểm này gồm tường thành. Hệ thống tường thành có chu vi lên đến 10.571m và bề dày trung bình khoảng 21.50m. Ngoài ra Kinh thành còn bao gồm nhiều hệ thống pháo đài, hào, thành gai, tường bắn và giác bảo... 

Xung quanh Kinh thành có đến 10 cửa chính. Các cửa chính này được đặt tên theo phương hướng từ trung tâm thành nội nhìn ra. Bao gồm: cửa Chính Bắc, Tây Bắc, Chính Tây, Tây Nam, và Chính Nam. Ngoài ra còn có cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn, cửa Đông Nam, cửa Chính Đông và cửa Đông Bắc. Mặc dù có tên gọi chính thức nhưng tên thường chỉ dùng trong văn bản hành chính. Còn người dân địa phương lại hay gọi những cửa trên bằng các cái tên nôm na và giản dị. Chẳng hạn như: cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba và cửa Hậu,…

Kiến trúc Kinh thành Huế mang đậm dấu ấn thời nhà Nguyễn

 

Không gian giữa Kinh thành - Hoàng thành

Hoàng thành là vòng thứ hai ở bên trong kiến trúc Kinh thành Huế. Nơi đây có công dụng bảo vệ cung điện quan trọng của triều đình. Ngoài ra còn giữ cho miếu thờ tổ tiên và Tử Cấm Thành được an toàn. Hoàng thành được thiết kế mặt bằng giống hình vuông có 4 cửa để ra vào. Cụ thể gồm: cửa Ngọ Môn, cửa Chương Đức, cửa Hiển Nhơn và cửa Hòa Bình.

Trong Hoàng Thành còn có tới hơn 100 công trình kiến trúc khác. Đó là Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu. Ngoài ra còn có Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh,  Điện Phụng Tiên, Hiển Lâm Các và Điện Thái Hòa…

>>> Xem thêm:

Không gian trong Kinh thành - Tử cấm thành

Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của vua và gia đình nhà vua. Kiến trúc của Tử Cấm Thành là một hình chữ nhật có chu vi lên đến 1.229,36m. Bên trong Tử Cấm Thành có tới 7 cửa và hàng chục những công trình kiến trúc lớn nhỏ khác. Đến năm 1945 Tử Cấm Thành bị tàn phá nặng nề bởi cuộc tấn công của quân đội phương Tây. Do đó nhiều công trình kiến trúc bị hư hại nghiêm trọng, thậm chí san phẳng hoàn toàn. 

Kiến trúc Kinh thành Huế bị các cuộc chiến tranh tàn phá tương đối nhiều

Trải qua hơn hai thế kỷ bị tàn phá bởi chiến tranh bom đạn. Đến nay kiến trúc Kinh thành Huế không còn giữ được diện mạo ban đầu của nó. Vào  năm 1998, quần thể kiến trúc Kinh thành Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay Cố đô Huế đang là một trong những điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước yêu thích. 

Kiến trúc Kinh thành Huế  mang đậm dấu ấn đương đại. Đây là một địa điểm độc đáo mang cả giá trị văn hóa và kiến trúc tạo nên cảnh quan tuyệt vời. Nơi này xứng đáng là Kinh đô cuối cùng trong lịch sử dân tộc. Đồng thời phản ánh dấu tích của một thời kỳ vàng son đã qua. Cho đến nay các kiến trúc sư vẫn học tập được nhiều điểm trong kiến trúc Kinh thành Huế vào các thiết kế xây dựng hiện nay. Kiến trúc Kinh thành Huế cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử. Nơi đây cũng là bối cảnh quen thuộc góp mặt trong nhiều bộ phim và MV nổi tiếng.

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ