Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Dân Tộc Việt / Múa Lân Sư Rồng – Nét đẹp văn hóa ý nghĩa của người Á Đông

Múa Lân Sư Rồng – Nét đẹp văn hóa ý nghĩa của người Á Đông

(0)
Hình ảnh múa Lân Sư Rồng đã gắn liền với nhiều lễ hội truyền thống của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu về nét đẹp văn hóa ý nghĩa này qua bài viết dưới đây.

Múa Lân Sư Rồng là gì?

Múa Lân Sư Rồng từ xa xưa đã trở thành một loại hình nghệ thuật đường phố. Ba linh vật Lân – Sư – Rồng là biểu tượng của sức mạnh, tài lộc và sự suôn sẻ trong cuộc sống. Chúng đều có tính thần thoại riêng và là đại diện cho những mong ước của sự thịnh vượng, niềm may mắn và xua đuổi điềm xấu. Múa Lân Sư Rồng thường được biểu diễn tại các lễ hội, ngày Tết, động thổ, khai trương…

Múa Lân Sư Rồng
Múa Lân Sư Rồng

Chính nét đẹp tâm linh và võ thuật truyền thống đã kết hợp và tạo nên linh hồn của bài múa này. Những tiếng trống, tiếng thanh loa, chập chõa đều được kết hợp rất ăn ý và có bài bản. Âm thanh với tiết tấu lúc chậm rãi, lúc dồn dập liên hồi làm không khí trở nên náo nhiệt, kéo theo cảm xúc của người xem. Đây là hoạt động được cả người lớn và trẻ em mong chờ nhất trong những dịp lễ tết.

>>> Xem thêm: Hình Tượng Cá Chép Hóa Rồng Có Ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy

Nguồn gốc của Múa Lân Sư Rồng

Đây là loại hình nghệ thuật bắt nguồn từ tỉnh phía Nam, Quảng Đông, Trung Quốc. Múa Lân Sư Rồng đã có từ cách đây hàng nghìn năm. Những linh vật đều mang tính thần thoại, thể hiện những mong cầu trong cuộc sống của người dân. Từ đó, mỗi vùng miền lại có những cách múa khác nhau để phù hợp với niềm tien và tín ngưỡng của người dân tại vùng miền đó.

Múa lân, sư:

Theo truyền thuyết từ miền Nam Trung Quốc, khi xưa ở những khu vực ven biển thường thấy xuất hiện một loại quái thú đầu to mắt lồi, miệng rộng lên bờ quấy phá dân làng. Chúng được đặt cho tên gọi là Kỳ Lân. Sau khi được một ông lão râu tóc bạc phơ (được dân gian tin là hiện thân của Bồ Tát) chỉ cách, dân làng đã xua đuổi được quái thú này, không cho đến quấy phá nữa. Theo đó, dân làng lấy giấy và vải dựng lên hình con quái thú, sau đó trét bột màu lên trông vô cùng dữ tợn. Khi quái thú đến, dân làng đem ra nhảy múa trong trong tiếng gõ trống, chiêng,... để quái thú sợ. Để chúc mừng cho sự kiện xua đuổi quái thú thành công, cứ đến các dịp lễ, tết mọi người thường mang hình tượng quái thú ra, nhảy múa ăn mừng. Chính điều này đã hình thành nên trong tín niệm người miền Nam Trung Quốc rằng múa lân sẽ đem lại sự thịnh vượng, may mắn. Người xưa gọi là múa Nam Sư để phân biệt với múa Bắc Sư ở miền Bắc.

Múa Lân, Sư
Múa Lân, Sư

Theo đó, khi một bộ phận người Hoa di cư vào Việt Nam đã mang theo tập tục này. Vì vậy mà múa Lân, Sư đã dần trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Múa rồng:

Theo truyền thuyết  Trung Quốc kể lại, con rồng khi xưa bị một con rít nấp dưới vẩy bên hông cắn khiến rồng bị thương. Một vị thầy thuốc dân gian đã giúp đỡ rồng.  Và để trả ơn vị thầy thuốc này, con rồng đã biểu diễn một điệu múa cầu mưa thuận gió hòa. Từ đó vào dịp lễ hội hay ngày đầu năm mới, dân gian thường biểu diễn múa rồng để mong cầu sức khỏe, may mắn, hanh thông trong cuộc sống. 

Đối với văn hóa người Việt, Rồng được xem là Phúc thần mang đến sự an khang thịnh vượng. Chính vì vậy, người Việt thường thể hiện điệu múa rồng trong các đại lễ quan trọng với đa dạng hình thức: rước kiệu rồng, múa rồng, đua thuyền rồng,...

 

Ý nghĩa của Múa Lân Sư Rồng

Ông Địa
Ông Địa

Múa Lân Sư Rồng không thể thiếu hình ảnh ông Địa (hiện thân của Đức Phật Di Lặc). Ông Địa mặc áo dài, tay cầm quạt phe phẩy, vừa xoa xoa chiếc bụng phệ vừa trêu ghẹo chú lân cũng như những người xem biểu diễn. Khuôn mặt ông Địa lúc nào cũng tươi cười hiền lành. Hình ảnh ông Địa trong lễ hội mua Lân Sư Rồng là biểu trưng cho cái ác hóa lành.

>>> Tìm hiểu thêm: Rồng cuộn kiếm và ý nghĩa trong phong thủy

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội:Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh:Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng:Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh:778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM

Website: phongthuytamnguyen.com

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ