Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Dân Tộc Việt / Văn hóa tâm linh của người Việt trong đời sống hiện đại

Văn hóa tâm linh của người Việt trong đời sống hiện đại

(0)
Văn hóa tâm linh của người Việt trong đời sống hiện đại mang những biểu hiện tích cực, hướng con người đến với giá trị chân thiện mỹ cao đẹp.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Văn hoá tâm linh của người Việt được ví như một loại hình văn hoá tinh thần. Trong đời sống hiện đại, văn hóa tâm linh mang những biểu hiện rất gần gũi. Đó là sự bày tỏ tình cảm thiêng liêng, sự tri ân, niềm tin của con người với những người đã mất, những vị anh hùng dân tộc,... Văn hóa tâm linh biểu hiện ở các phong tục tập quán được gìn giữ lâu đời. Hay nó còn được thể hiện ở những lễ hội, những không gian linh thiêng. Cùng với sự phát triển của xã hội, biểu hiện của văn hóa tâm linh cũng đa dạng hơn và có những cách tân mới mẻ. Bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít những tiêu cực. 

Biểu hiện tích cực của văn hóa tâm linh trong đời sống hiện đại

Nhắc đến văn hóa tâm linh là nhắc đến những gì tạo nên ý nghĩa và giá trị cuộc sống. Cũng chính bởi vậy mà văn hóa này mang tính chất cá nhân sâu sắc và rất chủ quan. Biểu hiện của văn hóa tâm linh trong đời sống hiện đại rất phong phú. Mỗi chúng ta dù có niềm tin vào sự tâm linh hay không chắc hẳn cũng đã từng tiếp xúc với loại văn hóa đặc biệt này. Cụ thể như sau:

Văn hóa tâm linh qua đời sống sinh hoạt

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xưa và nay. Trong mỗi gia đình, dù ở địa vị nào, giàu hay nghèo thì bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu. Văn hóa tâm linh ở đây biểu hiện ở các hình thức lễ nghi, cúng bái. Mục đích là nhằm thể hiện được tấm lòng thành kính với tổ tiên. Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người đã qua đời.

>>> Xem thêm: 

Văn hóa tâm linh của người Việt thể hiện qua nghi lễ thờ cúng
Văn hóa tâm linh của người Việt thể hiện qua nghi lễ thờ cúng

Bên cạnh đó văn hóa tâm linh cũng thể hiện ở việc thờ cúng các vị thần. Việc thờ cúng không chỉ với tổ tiên mà còn với tín ngưỡng phồn thực, thờ động vật, cây cối. Cùng với đó là thờ tổ nghề, thành hoàng, thờ thần, thờ Mẫu,... Mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có những nét riêng trong việc thờ cúng. 

Tính đa thần trong văn hóa tâm linh ở nước ta rất rõ ràng. Trong khi các tôn giáo vẫn phát triển theo thời gian thì cùng với đó các tín ngưỡng dân gian chiếm phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân.

Văn hóa tâm linh hiện đại trong cộng đồng

Hình thành từ xã hội nguyên thủy, người Việt Nam có tín ngưỡng bách thần chính là “thần cây đa, ma cây gạo”. Người Việt gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa giải thích được là các vị thần. Thế giới thần linh phong phú bao gồm thần Sông, thần Núi, thần Biển, thần Lửa, thần Sấm Sét…và còn có cả thần Bếp, thần Tài, thần Nhân duyên…Thần Thiện và thần Ác đại diện cho người xấu người tốt. 

Văn hóa tâm linh chính là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần. Nó giúp xoa dịu đi những đau thương, sự mất mát. Đặc biệt đem lại niềm tin vào những điều cao cả, tốt đẹp, thiêng liêng. Từ đó giúp con người chiến thắng những nỗi sợ hãi. Nhờ vậy đem lại sự thanh thản và cân bằng cho tâm hồn. Có thể hình dung yếu tố tâm linh thật sự đã tạo nên chiều sâu và sức sống cho nền văn hóa của cộng đồng, dân tộc.

Văn hóa tâm linh của người Việt thể hiện qua các lễ hội
Văn hóa tâm linh của người Việt thể hiện qua các lễ hội

Văn hóa tâm linh hiện đại qua du lịch tâm linh

Đời sống tâm linh từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Nó được được thể hiện qua các hoạt động tôn giáo, đời sống thường nhật…Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, các lễ hội truyền thống vẫn được tổ chức. Đây là một biểu hiện đặc trưng của đời sống văn hóa tâm linh.

Du lịch tâm linh là một trong những loại hình rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Nó gắn liền với những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể. Đặc biệt gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo... Du lịch tâm linh không những mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm. Nó còn mang đến những giá trị thiêng liêng về tinh thần cho mỗi người.

Văn hóa tâm linh hiện đại qua du lịch tâm linh
Văn hóa tâm linh hiện đại qua du lịch tâm linh

Thông qua những địa điểm du lịch tâm linh đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Hơn thế nữa nó mang lại giá trị cho chính những người dân Việt. Với việc duy trì hoạt động du lịch tâm linh đã tác động thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Văn hóa tâm linh gắn với tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa

Nước ta với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa riêng. Và văn hóa tâm linh cũng vì vậy mà có sự biểu hiện phong phú. Nếu như người miền núi thờ thần rừng, thần suối. Thì người miền biển thờ thần mặt trăng, thần gió, thần nước. Người trung du đồng bằng thờ thần đất, thần cây. Cũng chính bởi vậy mà có sự giao thoa tín ngưỡng giữa các vùng.

Bên cạnh đó, các tôn giáo hoạt động ở Việt Nam cũng rất đa dạng. Từ Phật giáo, Công giáo, Hòa Hảo, Tin Lành và Cao Đài. Ngoài ra cũng còn rất nhiều người Việt Nam có tôn giáo khác. Mỗi tôn giáo lại có văn hóa tâm linh khác nhau. Mỗi tôn giáo có nguồn gốc và phương thức gia nhập vào nước ta cũng khác nhau. Đặc biệt sự tiếp thu văn hóa của nhân dân ta luôn có sự chọn lọc. Chính vì vậy mà văn hóa tâm linh gắn với mỗi tôn giáo lại mang nét đặc trưng riêng. Nhất là trong cuộc sống hiện đại.

Biểu hiện tiêu cực của văn hóa tâm linh trong đời sống hiện đại

Bên cạnh những biểu hiện tích cực kể trên, văn hóa tâm linh cũng mang một vài những biểu hiện tiêu cực. Chúng gây ảnh hưởng đến giá trị văn hóa của dân tộc. Tất cả những biểu hiện liên quan đến thế giới đời sống tâm linh của con người sẽ tạo nên văn hóa tâm linh. Cũng như tất cả mọi hiện tượng khác diễn ra trong cuộc sống, văn hóa tâm linh cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta cần phát huy được mặt tích cực và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.

Mê tín dị đoan làm vấy bẩn văn hóa tâm linh của người Việt

Mê tín được hiểu đơn giản là đặt niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ. Với sự không căn cứ nào để chứng minh, tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí. Đặc biệt không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu. Mê tín dị đoan khiến hao tốn thời gian, ảnh hưởng sức khỏe, tài sản.

văn hóa tâm linh không phải mê tín dị đoan
văn hóa tâm linh không phải mê tín dị đoan

Sự phát triển của xã hội dẫn đến những số hệ lụy. Mặt trái của xã hội khiến cho nhiều người sẽ cảm thấy bất an, lo lắng. Vì vậy họ tìm đến với niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng. Nhưng nhằm mục đích đền bù hư ảo với hy vọng sẽ được phù hộ. Làm việc khuất tất trong cuộc sống thực và tìm đến sự hư ảo để sửa chữa. 

Văn hóa tâm linh của người Việt có bị biến chất?

Những năm gần đây, mỗi khi đến mùa Xuân màu của lễ hội. Xuất hiện bên cạnh những mỹ tục được lưu giữ chúng ta lại thấy dư luận phản ánh rất nhiều mặt trái của các nghi thức tâm linh. Không quá xa lạ với tình trạng tranh giành, hay giẫm đạp, gây mất an ninh trật tự, nạn rải tiền lẻ và đốt vàng mã quá nhiều.

Vì nhiều lý do mà "tính thiêng văn hóa" tại một số lễ hội đã bị "giải thiêng". Sự xem nhẹ, tranh giành của người dâ đi dự lễ hội tranh lấn, xô đẩy, cướp lộc, phá lộc trở nên ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên đó chỉ là một góc khuất nhỏ.

Bởi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt vốn mang tính thiêng. Nó bản chất khuyến khích con người làm điều thiện. Ranh giới giữa văn hóa tâm linh của người Việt với mê tín dị đoan đôi khi khá mong manh. Chỉ những hiểu biết rõ ràng và sâu sắc. Cùng với đó là sự hướng dẫn dựa trên thông tin đầy đủ mới giúp mỗi người thực hành tôn giáo và tín ngưỡng đúng đắn. Tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa tâm linh chứa đựng nhiều những giá trị tốt đẹp. Chính vì thế sẽ khiến cuộc sống mỗi người trở nên hạnh phúc và rất đáng sống. Nhờ theo đuổi những giá trị tâm linh mà tôn giáo, tín ngưỡng đem lại con người sẽ hướng đến những giá trị tốt đẹp.

Văn hóa tâm linh của người Việt là nét đẹp văn hóa trong đời sống hiện đại

Tồn tại và song hành cùng cuộc sống của người Việt. Từ xã hội thuần nông đến cuộc sống hiện đại. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Văn hóa tâm linh của người Việt sẽ mãi là nét truyền thống đẹp đẽ. Việc phát huy những giá trị văn hóa tâm linh. Khai thác một cách văn minh và tinh tế ứng dụng vào cuộc sống sẽ khiến đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú.

Những giá trị tâm linh hữu hình hay vô hình, khi được vận dụng vào cuộc sống theo hướng tiêu cực sẽ luôn là đôi cánh nâng đỡ cuộc sống con người. Bài trừ những tiêu cực, lan truyền những giá trị tích cực sẽ giúp sợi chỉ văn hóa tâm linh xuyên suốt hơn nữa trong đời sống người dân Việt.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC PHONG THỦY TAM NGUYÊN

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:
Hà Nội: Số A12/D7 Khu đô thị mới, 66 Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 đường Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
HCM: Số 778/5 đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. HCM.
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ