Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Nhân Tướng / XEM TƯỚNG QUA ĐÔI TAI

XEM TƯỚNG QUA ĐÔI TAI

(0)
Giống như mắt, môi… tai cũng là bộ phận quan trọng được các nhà nhân tướng học chú ý xem xét khi phân tích, nhận định một con người.Trong các bộ vị trên mặt chỉ duy nhất có tướng tai là không phân biệt nam nữ.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

 

Xem tướng qua đôi tai
Xem tướng qua đôi tai

 

Hướng dẫn cách xem hình thái của tai

Tai to hay nhỏ, dày hay mỏng chỉ cần nhìn qua là ai cũng có thể biết được, nhưng độ cứng hay mềm thì phải để ý quan sát chứ không nên qua loa. Tai dựng đứng là cứng, còn tai cứng như gỗ thì đến già cũng không khóc. Tướng tai quý là ở vành tai, loa tai phải rõ ràng, còn vành tai thì không được lật ra phía ngoài, dạng tai ngược này là tướng xấu, không tốt.

Tai dài, tai ngắn

Tai được coi là dài khi chiều dài của tai xấp xỉ bằng chiều dài của khoảng cách từ Chuẩn đầu (lỗ mũi) đến Ấn đường. Nếu ở dưới mức độ ấy thì được xem là tai ngắn.

Độ rộng hẹp và lớn nhỏ của tai

Thông thường bền rộng của phần giữa tai phải bằng ít nhất 2/3 chiều dài. Quá mức đó là rộng, còn dưới tiêu chuẩn đó là hẹp. Tai có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài thì đó là tai trung bình.

Tai dài mà hợp tiêu chuẩn trung bình được xem là tai lớn, còn tai ngắn nhưng lại hợp tiêu chuẩn trung bình về bề dài và bề rộng thì được gọi là tai nhỏ.

Trong tướng học hợp tiêu chuẩn trung bình là rất tốt. Nếu dài mà không hội đủ bề rộng thì không được coi là tai to, sự phối hợp không hoàn thiện này khiến cho người có dôi tai này hóa ra xấu hơn cả người có đôi tai nhỏ.

Về mặt thực tiễn ta có thể dùng bền ngang của ba ngón tay, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út để làm mức trung bình cho chiều dài của tai, tuy biện pháp này chỉ đạt kết quả tương đối nhưng cũng là một phương pháp quan sát nhanh và thuận tiện nhất, nếu chiều dài của hai tai trên khoảng 2/3 bền ngang của một ngón tay thì được xem là tai dài, còn dưới mức ba ngón tay thì được xem là tai ngắn.

Tai nhọn, tai tròn, tai vuông

– Khi vành tai ngoài có các góc cạnh nhọn và hẹp tạo thành các góc nhọn khá rõ, thường biểu hiện ở phần tai trên hoặc phần tai dưới, thì được xem là tai nhọn.

– Khi vành tai ngoài không có hình các góc cạnh rõ rệt mà lại có hình cong thì đó gọi là tai tròn.

– Khi vành tai ngoài có các cạnh lại liên hợp các đoạn liền nhau thành những góc tương đương 90 độ hoặc lớn hơn nữa thì gọi là tai vuông.

Nhĩ căn nhiều và nhĩ căn ít

Phần gốc của tai dính liền với khuôn mặt được gọi là Nhĩ căn. Nhĩ căn ít hay nhiều, rộng hay hẹp tùy theo phần gốc cảu Thiên luân (chính là vành tai ngoài). Phần tiếp xúc của Thiên luân với mặt lớn chính là tiêu điểm để ta đánh giá Nhĩ căn ít hay nhiều, rộng hay hẹp/

Nhĩ căn thực chất là một đường cong hở. Độ hở của đường cong càng nhỏ thì Nhĩ căn càng rộng, ngược lại độ hở của đường cong càng lớn thì Nhĩ căn lại càng hẹp.

Nhĩ căn rộng lớn biểu hiện cho sự vững chắc, ổ định của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình thể tai có thể tốt nhưng nếu Nhĩ căn không ổn cố thì cũng hạn chế cái tốt đó đi rất nhiều.

Tại vũm, tai bẹt

Phong môn lớn tạo thành hình như chiếc phễu sâu đáy thì được gọi là vai vũm, tướng số gọi nó là “thuận phong nhĩ, gọi như vậy vì loại tai này giống như cánh buồm căng gặp gió phồng to lên. Ngược lại với tai vũm là tai bẹt, còn được gọi là “phịch phong nhĩ”.

Tai úp, tai ngửa và tai thẳng.

– Tai úp là loại tai mà phần mặt phẳng của tai hợp với mặt phẳng của mặt, nhỏ hơn một gốc 90 độ.

– Tai ngửa là khi mặt phẳng của tai hợp với mặt phẳng của mặt, lớn hơn một gốc 90 độ.

– Tai thẳng là khi góc đó bằng 90 độ.

Tựa chung lại mà nói thì tai tốt là tai dài, to, cứng nhưng phải bóng dày dặn, hình dạng luân quách phân biệt rõ ràng, phía trên của tai cao ngang với lông mày, phía dưới bằng với lỗ mũi, không thiên lệch về trước hay chệch về sau, cũng không được có hình dạng to bè ra như cái quạt. Người nào mà có được đôi tai đắc cách thi cho dù các cơ quan bộ vị khác trên khuôn mặt có chút khiếm khuyết thì cũng không ảnh hưởng gì, hung rồi lại hóa cát.

Lỗ tai nhỏ nhắn, hơi mỏng, lại thêm không có dái tai, hoặc tuy có dái tai nhưng dái tai lại cong queo không ngay thẳng thì đây cũng gọi là yểu mệnh, cho dù các bộ phận khác có đẹp thì cũng vô tác dụng.

Sự dài hay ngắn, dày hay mỏng của tai phải cân đối hài hòa với hình dạng của khuôn mặt, mặt dài thì tai dài, mặt ngắn thì tai ngắn, mặt béo thì tai phải dày. Còn mặt xương tai mỏng, mặt ngắn tai ngắn hoàn toàn không phải là tướng tai tốt.

 

Hướng dẫn xem tướng tai tốt và xấu
Hướng dẫn xem tướng tai tốt và xấu

Hướng dẫn xem tướng tai tốt và xấu của người đàn ông và phụ nữ

Xem tướng tai tốt

– Tai dày, cứng, vểnh mà dài là người trường thọ, có quan lộc

– Vành tai rõ, không mỏng là người thông minh.

– Thùy châu (dái tai) rủ xuống miệng là người giàu có và trường thọ.

– Lỗ tai có lông là người tường thọ.

– Trong tai có nốt ruồi là người có trí tuệ và con cháu cũng rất thông minh.

– Lỗ tai rộng, đút vừa ngón tay là người thông minh, nhanh nhẹn, khoáng đạt.

– Sắc tai hồng hào là tướng có địa vị trong xã hội và được nhiều người yêu mến

– Tai có sắc trắng là người có địa vị cao trong xã hội.

– Tai dày mà tròn là người có phúc lộc.

– Tai trắng hơn mặt là người thông minh, có danh vọng.

– Phần trên tai cao vểnh là người có trí tuệ, có địa vị xã hội và thường được hưởng an nhàn, sung sướng.

– Dái tai dài, tròn, dày là người có quyền lực lớn hoặc có khả năng cảm thụ nghệ thuật cao độ.

Tướng tai xấu

– Tai thô, to, đen là người ngu si, bần tiện.

– Tai mỏng, mềm, vành tai lộn ra ngoài và hướng về phía trước là người bần hàn.

– Vành tai không tựa vào nhau, lệch và nghiêng ra sau là người thiếu ý chí, bần hàn, vô tinh, vô nghĩa.

– Tai đen, vành tai lồi lõm là người phải sống xa nhà, nghèo khó.

– Tai trắng và mỏng như giấy là người đoản thọ.

– Tai nhỏ, thấp hơn mắt là người nghèo khó, chết sớm.

– Tai không có vành, lật ra sau là người yếu sinh lý, xuất thân bần hàn, cuộc đời không có được sự giúp đỡ.

– Tai mỏng, to, gốc tai nhỏ là tướng đoản thọ.

– Lỗ tai nhỏ là người kém thông minh, không nhanh nhạy, cuộc sống gia đình không hòa thuận, đoản thọ.

– Phần trên tai rất nhọn, là người không có trí tuệ, thường có dã tâm.

 

Tướng tai và tính cách con người.

Đôi tai cũng có liên quan rất mật thiết đến cá tính của con người, cho nên thông qua đôi tai ta dễ dàng có thể nhận định được về người đang giao tiếp với mình.

– Vành tai trong và ngoài mà cân xứng, tai cao hơn lông mày, hình dạng thanh nhã, màu sắc ửng hồng thì đây là người thông minh, lanh lợi. Tai rộng và sâu là người mưu trí lại cao thượng, tính tình khoáng đạt.

– Vành tai trong và ngoài mà cân xứng, tai cao hơn lông mày, hình dạng thanh nhã, màu sắc ửng hồng thì đây là người thông minh, lanh lợi. Tai rộng và sâu là người mưu trí lại cao thượng, tình tính khoáng đạt.

– Vành tai rộng lớn, màu sắc đỏ hồng là người có tinh thần phóng đạt, tính toán kỹ lượng.

– Tai to nhưng hẹp bề ngang, lại thấp hơn Ấn đường là người cần cù bù thông minh.

– Tai nhỏ là người thực tế, nếu tai lại thấp hơn so với ấn đường thì đây còn là kẻ tính tình hà tiện.

– Vành tai bên trong nổi trội hơn vành tai ngoài, màu sắc sẫm tối, da thịt mềm oặt là người tuy có mưu trí nhưng lại là kẻ gian xảo, dễ bị mờ mắt bởi lợi lộc mà trở thành kẻ phản trắc.

– Tai nhỏ và nhọn ở phía trên là người có tính bất chính, gian trá. Tai đả nhỏ lại thêm méo mó thì ngoài tính gian hiểm ra còn là kẻ hay chấp vặt.

– Tai cân xứng đầy đặn nhưng chỉ là người bình thường mà thôi. Nếu tai úp ngược mà thêm da thịt mềm oặt thì kẻ đam mê nhục dục.

– Vành tai mỏng và hẹp, mọc thấp hơn Ấn đường là người có tính bất hảo, hay gian tham lặt vặt. Nếu đi liền với khuôn mặt xương xẩu hay khuôn mặt nhỏ hẹp thì đây là kẻ nhỏ nhen, thâm hiểm.

– Vành tai tuy đầy đặn nhưng màu sắc u ám hoặc nhợt nhạt là người có ý chí bạc nhược, có tham vọng nhưng không muốn tận lực để đến thành công.

– Vành tai mỏng, da thịt khô gầy là biểu hiện tinh thần luôn suy nghĩ, toan tính chi li.

Người ta thường nói xem phú quý tại tai, mắt, mũi, nhưng nếu muốn rõ tính chất quý hoặc phú ra sao và cả qúa trình đi lên phú hay qúy ấy như thế nào thì xem riêng tai thôi còn chưa đủ, mà phải dựa vào cả tai, lông mày, gò má. Thế nên trong tướng pháp tai có rất nhiều ý nghĩa khác nhau.

Xem tướng tai của người thông minh

– Vành trong vành ngoài rõ ràng và cân xứng.

– Trong tai có nốt ruồi, phần luân cao rõ nổi trội so với phần quách.

– Tai cao hơn lông mày và phía bên trong có sắc ửng hồng.

– Hình dáng tai ưa nhìn, màu sắc thì trắng hơn mặt.

Xem tướng tai của người tài năng

– Hai tai cân xứng cả về trí lẫn hình dạng chứng tỏ là người có ý chí.

– Lỗ tai rộng và sâu, là người có cơ mưu tính toán, tính tình rộng lượng, khoáng đạt.

– Tai lớn và rộng, lỗ tai cũng rộng là người túc trí đa mưu, tính nết hào sảng.

– Tai dài nhưng bề ngang lại hẹp là người chịu khó nhưng lại không thông minh nhanh nhạy, tính toán kém, không biết nhìn xa trông rộng.

– Tai dài, bề ngang hẹp, hơn nữa lại mọc quá cao là người có ý chím tính tình cao thượng nhưng đối với cuộc sống hay thiếu thực tế, viển vong.

Xem tướng tai của người tiểu nhân xảo quyệt

– Tai nhỏ, mọc thấp là người biết tính toán trong cuộc sống, sống có lí tưởng và hoài bão nhưng lại quá thực dụng.

– Tai mà quá mềm là người sống thiên về tính cảm, ủy mị, nhu nhược, đứng trước khó khăn gian khổ thường chùn bước, đặc biệt là loại người này thường dễ bị cám dỗ trở thành người xấu.

– Vành tai dài và đầy đặn, dáng hơi cụp xuống khuôn mặt là kẻ tầm thường không có chí hướng trong cuộc sống.

– Tai nhỏ, phía trên cùng thon nhọn là ngươi ngang ngược, hay xía vào chuyện của người khác, tự tư tự lợi, nếu lại thêm quách không hợp cách thì đây còn là kẻ gian hiểm hay gây tai ương cho người khác.

– Tai nhỏ mà phía trong tai có chấm đen hoặc bị khuyết hãm là kẻ tiểu tiết cố chấp.

Xem tướng tai của người dâm dục, gian tà

– Tai nhỏ, sắc thái bất thường là kẻ vô tài, bất tướng.

– Tai quá dài nhưng lại mọc thấp, luân quách không rõ ràng là kẻ tâm địa bất chính.

– Lỗ tai nhỏ thường là những kẻ đầu óc trì trệ, hồ đồ.

– Tai mềm lại cụp là kẻ háo dâm ti tiện.

– Tai mềm lại mọc thấp, Nhĩ căn thì mỏng và ít không phường trộm cắp cũng phường bất nhân.

– Tai có quách phản, luân mờ không rõ là kẻ tâm tính bất hảo.

– Vành tai ngoài quá mờ hoặc nhỏ là kẻ bạc nhược.

 

>>> Tham khảo thêm các bài viết khác:

  1. Xem tướng chỉ tay
  2. Xem tướng phụ nữ
  3. Xem tướng bàn tay
  4. Xem tướng cằm
  5. Xem tướng mắt nam
  6. Xem tướng tai
  7. Xem tướng mặt
  8. Xem tướng lông mày
  9. Xem tướng mạo
  10. Xem tướng đàn ông
  11. Cách xem tướng dễ dàng nhất
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ