Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Cúng 100 ngày cho người mới mất gồm những gì? Làm như thế nào?

Cúng 100 ngày cho người mới mất gồm những gì? Làm như thế nào?

(0)
Gia đình có người mất thực sự rất đau buồn. Không khí u ám, buồn thương mãi khôn nguôi. Theo dân gian, hàng tuần, hàng tháng, 49 ngày, 100 ngày đều dâng mâm cúng để tỏ lòng thương nhớ.

Sinh lão bệnh tử là quy luật của tự nhiên. Giúp người ta có ý thức về cuộc sống. Làm sao cho tốt, có ích cho cộng đồng. Người ta mất đi, để lại nhiều buồn đau, thương xót. Người thân gia quyến lo lắng cho người đi xa. Do vậy, phong tục tập quán về tang lễ, cúng lễ rất được coi trọng.

Lễ cúng 100 ngày có ý nghĩa riêng, bởi sau đó không cần phải cúng ngày 2 bữa nữa. Do đó, dân gian quan niệm ngày này cần thực hiện chu đáo. Người thân cần làm gì trong ngày này, làm sao để giúp người đã mất nhanh siêu thoát, không còn vướng bận trần gian. Mời bạn theo dõi bài viết này.

>>> Đọc thêm: Ý nghĩa tục cúng 100 ngày cho người đã khuất

Những việc cần làm trong ngày cúng lễ 100 ngày

Cúng lễ 100 ngày là ngày cúng giúp người đã mất có thể nhanh chóng được siêu thoát, không còn vương vấn trần tục. Người thân cũng cần vượt qua khỏi đau buồn vực lại tinh thần. Cuộc sống được trở lại bình thường.

Buổi lễ là hậu sự lo báo hiếu. Cho nên, dù có bận công việc đến đâu, cũng cần phải lo lắng, thực hiện. Bởi mỗi chúng ta ràng buộc bởi đạo hiếu nghĩa, tôn trọng bề trên.

Ngày này, gia chủ cần chuẩn bị cơm cúng, tiền vàng, hoa thơm để làm đồ lễ.

Đồ lễ có thể đơn giản hơn ngày cúng 49 ngày. Ngày này, thường chỉ có con cháu trong nhà, không mời khách. Sau đây là gợi ý cho mâm cúng được đầy đủ.

  • 1 bát cơm trắng úp
  • 1 quả trứng luộc bẻ nứt
  • 1 đĩa muối
  • 1 mâm cúng mặn theo tục lệ, có thể chuẩn bị thêm món mà người mất trước đây thích ăn
  • 1 mâm cúng chay dâng Phật
  • Rượu
  • Hoa
  • Quả
  • Hương trầm
  • Tiền mã, áo quần, giày dép, là lộ phí cho người mất

Tùy vào vùng miền và dân tộc khác nhau sẽ có những đồ lễ khác nhau. Do đó, không có sự phân biệt, chê bai. Bởi mọi thứ đều mang ý nghĩa riêng, dành cho người đã mất.

Lưu ý trong ngày cúng lễ 100 ngày

Cần tính ngày 100 ngày chính xác, tránh phạm phải kiêng kỵ.

Vào ngày lễ, con cháu cần trang phục chỉn chu, gọn gàng

Tuy làm lễ cầu kì, cần sử dụng đồ mặn, nhưng tránh sát sinh, tránh tạo nghiệp chướng.

Gia đình trong khi ăn cơm trưa và chiều. Con cháu phải đặt 1 bát cơm, đôi đũa đểu mời ông bà về ăn rồi mới ăn. Tập tục này gọi là trả hiếu, sẽ thực hiện đến khi đau buồn phôi phai mới thôi.

Lưu ý các món cúng, không được sử dụng những món phạm kiêng kị. Dù người mất đã từng thích món đó, nhưng phạm kiêng kị cũng không nên đặt lên ban thờ để cúng. Sẽ gây nên điều không may cho cả người đã mất và người thờ cúng.

Người trực tiếp là lễ cúng phải chuẩn bị tinh thần, tâm lí.

Phải thực hiện kiêng kị đầy đủ.

Kinh Luân – vật phẩm phong thủy Tịnh hóa nghiệp lực

Khi gia đình có người người mất thì phần âm, âm khí sẽ rất nhiều. Do vậy gia đình nên đặt vật phẩm phong thủy. Giúp gia đạo bình an, tích công đức, tình hóa nghiệp lực.

Vật phẩm Kinh Luân nên đặt tại ban thờ Gia tiên, ban thờ Phật.

>>> Xem thêm: Kinh Luân pháp bảo mang giá trị tâm linh to lớn

Những nghi thức quan trọng cần thực hiện khi có người mất

Sau khi nhà có người mất, có rất nhiều việc cần làm. Và có nhiều nghi thức, ngày để thực hiện lễ cúng

  • Lễ phát tang, đưa tang
  • Lễ an táng
  • Lễ 3 ngày
  • Lễ Chung thất 49 ngày
  • Lễ Tốt khốc 100 ngày
  • Giỗ đầu
  • Giỗ hết
  • Giõ thường

Các ngày lễ đều cần có sự chuẩn bị chu đáo. Mỗi thành viên trong gia đình cũng cần có sự chung tay thực hiện các công việc.

Trên đây là những thông tin về lễ cúng 100 ngày và những lưu ý. Mong rằng sẽ hữu ích với bạn và gia đình.

>>> Xem tiếp: Ý nghĩa tục cúng 49 ngày cho người đã khuất và cách cúng lễ

Nếu bạn quan tâm về vật phẩm giúp tích công đức, giải nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng vật phẩm.

 

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ