Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Dân Tộc Việt / Nguồn gốc và ý nghĩa lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(0)
Tết Nguyên Đán đang cận kề, nhà nhà lại tất bật sắm sửa cho lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp. Tục lệ cúng ông Táo bắt nguồn từ đâu, có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa thờ cúng của người dân đất Việt? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về phong tục truyền thống của Việt Nam nhé.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Đây là dịp quan trọng, diễn ra trước Tết Nguyên Đán. 

Theo câu chuyện xưa kể lại, mỗi năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về Trời, để bẩm báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia đình một năm vừa qua. Tới đêm Giao thừa – thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, Táo Quân sẽ trở về hạ giới để tiếp tục nhiệm vụ cai quản bếp lửa của mỗi nhà.

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình thường làm mâm cơm cúng ông Táo về chầu Trời
Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình thường làm mâm cơm cúng ông Táo về chầu Trời

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Người Việt cổ xưa đã chuyển hóa thành sự tích Táo Quân, với ba vị thần Đất – cai quản đất đai, thần Nhà – trông coi nhà cửa, thần Bếp –quán xuyến bếp núc. Người xưa gọi chung là Táo Quân hay ông Táo.

Thuyết xưa kể lại, xưa kia có hai vợ chồng là Thị Nhi và Trọng Cao, ở với nhau hạnh phúc, mặn nồng. Tuy nhiên, vì mãi không có nổi mụn con, Trọng Cao hay kiếm chuyện chửi mắng người vợ.

Một hôm, chỉ vì chuyện nhỏ mà Trọng Cao không kiểm soát được, đã đánh đuổi Thị Nhi.  Thị Nhi bỏ nhà, tới một nơi khác và gặp Phạm Lang. Hai người đã nên duyên rồi kết đôi thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận và cảm thấy hối hận vì đã đuổi vợ đi, anh bắt đầu cuộc hành trình lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày tháng trôi qua, tìm mãi mà không có tin tức gì về vợ, gạo thì cạn, tiền cũng hết, Cao phải đi xin ăn dọc đường. Rồi một ngày, tình cờ hành khất đúng nhà của vợ chồng Thị Nhi, lúc này Phạm Lang đang đi vắng. Nhận ra đó là người chồng trước kia, Thị Nhi tỏ lòng thương xót, lấy gạo, tiền ra cho và mời Cao dùng bữa. Khi ấy, Phạm Lang vừa trở về nhà. Sợ chồng nghi oan, nóng giận nên Thị Nhi đã giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn.

Chằng may hôm ấy, vì muốn lấy tro bón ruộng, Phạm Lang đã châm lửa đốt đống rơm. Thấy thế, Thị Nhi bèn lao mình vào ngọn lửa, định cứu Trọng Cao ra. Nhìn vợ nhảy vào đống rơm đang cháy, Phạm Lang vội vàng cứu vợ. Cả ba đều chết trong đó. Vì thấy tình nghĩa của ba người, Ngọc Hoàng vô cùng cảm động nên đã phong cho họ làm vua bếp (còn gọi là Đinh phúc Táo Quân). Người chồng cũ là Thổ Địa – cai quản đất đai, nhà cửa; người chồng mới là Thổ Công – trông việc bếp núc trong nhà, còn người vợ có nhiệm vụ trông coi việc mua bán, chợ búa – Thổ Kỳ.

Tục thờ cúng Táo quân ra đời từ đó và vì thế, người xưa mới có câu: “Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà”.

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp diễn ra hằng năm. Vào ngày này, các gia đình lại sắm sửa lễ vật tươm tất, mua hai mũ ông, một mũ bà làm bằng giấy cùng với 3 con cá chép vàng (cá chép hóa rồng) để làm phương tiện cho Táo quân về Trời sau một năm thực hiện nhiệm vụ. Sau khi nghi lễ cúng hoàn tất, áo, mũ giấy được đem hóa vàng, còn 3 con cá chép sẽ được người dân mang đi phóng sinh tại ao, hồ, sông…

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp có ý nghĩa như thế nào trong đời sống người Việt

Theo quan niệm của người Việt, một năm khởi đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo 23 tháng Chạp. Vì vậy, cứ ngày 22 hoặc 23 hằng năm, người ta lại chuẩn bị làm mâm cơm trịnh trọng tiễn Táo quân về Trời. Đến đêm Giao thừa, ông Táo trở về gia đình và lại bắt đầu một năm mới. Có thể thấy, hệ thống lễ Tết là một vòng tròn khép kín, âm dương dung hòa, chuyển hóa cho nhau.

Người ta cũng cho rằng, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào những lời bẩm báo của Táo Quân để định đoạt thưởng – phạt gia chủ. Vì thế, thực hiện nghi lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp để các ông “nói tốt” cho nhà mình, giúp năm sau được bình an, may mắn, tài lộc hưng thịnh. Không chỉ định đoạt tốt – xấu, phúc – họa cho gia đình, sự có mặt của Táo Quân trong mỗi căn nhà còn giúp gia đạo êm ấm, bình yên, tránh sự quấy nhiễu của ma quỷ.

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng lòng chung thủy, đầy tình nghĩa của ông Táo, và thờ cúng ông Táo với hi vọng Táo quân sẽ giữ bếp lửa của gia đình luôn hạnh phúc và đầm ấm.

Cần chuẩn bị gì cho lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, mỗi địa phương sẽ có những nghi thức, phong tục khác nhau. Theo tục lệ lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp của người Việt nói chung, bên cạnh hương nhang, vàng mã, đăng, trà, quả, thực thì không thể thiếu những bộ mũ, áo cho ông Công, ông Táo về Trời.

Chuẩn bị mũ cho ông Công ông Táo cần ba chiếc, gồm hai mũ cho Táo ông, một mũ cho Táo bà. Ngày nay, cũng có nhà chỉ làm đơn giản, họ cúng tượng trưng một chiếc mũ có hai cánh chuồn, một chiếc áo và một đôi hài bằng giấy.

Những lễ vật cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Những lễ vật cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Mỗi năm, màu sắc áo, mũ của ông Công ông Táo thường thay đổi theo quy luật ngũ hành (Năm hành Kim thì dùng màu trắng, vàng nhạt. Năm hành Mộc dùng màu xanh…). Những đồ vàng mã ấy sẽ được đem hóa vàng cùng với bài vị năm cũ. Sau đó người ta làm bài vị mới cho Táo công.

Trong mâm lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp, cá chép vàng là một thứ không thể thiếu, được thả trong châu nước sạch, cúng cùng những đồ lễ khác. Bởi vì theo thuyết xưa, cá chép hóa rồng sẽ là phương tiện đưa ông Táo lên thiên đình. Sau khi buổi lễ hoàn tất, mọi người đem cá đi để phóng sinh. Đây là một nét đẹp văn hóa thể hiện lòng từ bi hỉ xả của người Việt.

Cúng cá chép vàng trong lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp diễn ra chủ yếu ở miền Bắc, người miền Trung thường dùng ngựa giấy thay cá chép, người miền Nam thì dùng đôi hia để tượng trưng.

>>> Xem thêm:

Hoa cúng trên ban thờ gia tiên và ý nghĩa các loài hoa cúng

Xem tuổi xông đất năm Nhâm Dần 2022 được Bình an - Hạnh phúc

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp – Thời điểm nào là tốt?

Giờ cúng là yếu tố mà khá nhiều người quan tâm. Theo quan niệm xưa, 23 tháng Chạp là lúc ông Táo bắt đầu cưỡi cá về chầu Trời. Vì thế, nên tiễn đưa ông Táo vào tối hôm trước (tối 22 tháng Chạp) hoặc sáng sớm hôm sau (trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp). Do đó, dù còn dang dở công việc những ngày cuối năm, gia chủ cũng nên cố gắng hoàn thành lễ cúng sớm để các Táo còn kịp lên đường nhé!

Thời điểm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Thời điểm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp vừa xong, các gia đình sẽ tiến hành lau rửa, dọn dẹp ban thờ, tỉa bớt chân hương để gian thờ được sạch sẽ, thanh tịnh, sẵn sàng chờ đón ông Táo trở về lúc Giao thừa.

Tục lệ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời, thể hiện khát vọng bình an của dân tộc Việt ta. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn phần nào về nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục truyền thống, qua đó biết cách chuẩn bị mâm lễ cúng ông Táo ngày 23 sắp tới thật tươm tất, trịnh trọng. Đừng quên theo dõi và cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác từ chúng tôi nhé.

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ