Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Dân Tộc Việt / Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trùng Cửu ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trùng Cửu ở Việt Nam

(0)
Theo phong tục tập quán xưa, Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương là ngày Tết cổ xưa của người Việt, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm (số 9 có ý nghĩa là trường thọ và là con số dương. Sự lặp lại hai lần được gọi là Trùng Cửu, Trùng Dương). Tết được tổ chức nhằm mục đích mong cầu sức khỏe, đồng thời bày tỏ tấm lòng yêu thương với mọi người trong gia đình. Bài viết dưới đây xin chia sẻ tới bạn nguồn gốc ra đời và ý nghĩa Tết Trùng Cửu ở Việt Nam.

Tết Trùng Cửu là gì?

Ngoài tên gọi là Tết Trùng Cửu hay Tết trùng Dương, còn có một cách nói khác là “Từ thanh” – “tạm biệt thảm cỏ xanh”. Sau ngày Trùng Cửu diễn ra, mùa đông đến, cây cối cằn cỗi, không thể đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, ngày Tết Trùng Cửu là cơ hội mọi người có thể đi chơi trước khi mua đông tới.

Nguồn gốc hình thành Tết Trùng cửu ở Việt Nam

Tết Trùng Cửu ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc
Tết Trùng Cửu ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc

Có nhiều điển tích, điển cố kể về sự ra đời của ngày này.

Sách cổ kể lại, vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên, có Phí Trường Phòng là một người thông minh, lỗi lạc, thần thông, quảng đại. Ông không chỉ có thể hô mưa, gọi gió mà còn đuổi thần, diệt ma. Lúc bấy giờ, có một chàng thanh niên tên là Hoàng Cảnh, người ở huyện Nhữ Nam, khi nghe tin này đã lập tức đến xin ông nhận làm trò. Với quyết tâm cao được theo học đạo tiên, Hoàng Cảnh đã được Phí Trường Phòng nhận dạy. Có một hôm, Phí Trường Phòng nói với trò Hoàng Cảnh: “Đến ngày 9 tháng 9, gia đình con sẽ gặp đại họa, con nên chuẩn bị trước”. Hoàng Cảnh nghe thầy nói vậy liền sợ hãi, xin thầy bày cách để tránh tai ương. Nghe lời thầy, Hoàng Cảnh liền chuẩn bị mấy chiếc túi vải màu đỏ, bỏ lá thủ dũ vào cái túi rồi buộc bên cánh tay, mang theo ít rượu hoa cúc, đưa tất cả mọi người trong nhà lên trên núi cao. Quả nhiên, tối mồng 9 tháng 9, khi trở về nhà, trâu bò, cho gà đều bị dịch chết. Cả gia đình Hoàng Cảnh đã thoát được nạn. Từ đó, cứ vào ngày này, mọi người thường trèo lên núi cao, uống rượu hoa cúc, mang theo lá thù du. Việc này đã trở thành phong tục truyền thống và được lưu truyền hơn 2 nghìn năm tại Trung Quốc.

Có nhiều câu chuyện về Tết Trùng Cửu

Một sách khác chép lại: Vào khoảng năm 2205 – 1818 TCN – cuối đời nhà Hạ, vua Kiệt tàn bạo, khiến đời sống nhân dân khổ cực, lầm than. Thượng Đế vì quá tức giận và muốn cho nhà vua một bài học nên đã giáng một trận lũ lớn làm nhà cửa, ruộng vườn đều ngập trong biển nước. Nhân dân chết hết, xác nổi la lượt trên sông. Trận lụt đó vào đúng ngày mùng 9 tháng 9. Do vậy, hằng năm cứ đến ngày này, dân tình lo lắng, tất cả đều nhanh chóng mang theo lương thực, thực phẩm lên trên núi cao để tránh vận hạn.

Khoảng 176 – 156 trước Công nguyên – Đời Hán Văn Đế, vua cho xây dựng một ngôi đài cao khoảng 30 trượng ở trong cung thành. Cứ đế ngày mồng 9 tháng 9 hằng năm, nhà vua cùng hoàng hậu, hoàng tử, cung tần, mĩ nữ đem nhau lên đài ở hết một ngày. Đến đời nhà Đường về sau (618 – 907) gọi ngày này là Trùng Cửu. Các thi nhân đem theo rượu, cùng nhau lên núi cao nghe đàn, ngâm thơ.

Vào những ngày này, người Trung Quốc thường lên núi ngắm cảnh, thưởng ngoạn, ăn bánh, uống rượu hoa cúc… để nhớ về câu chuyện cổ đại thời xưa “Lên núi lánh nạn”

Văn hóa Trung Quốc đã du nhập và ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, Tết Trùng Cửu ở Việt Nam chỉ còn ít người biết tới so với những Tết cổ truyền khác. Trong văn hóa người Việt, đây là một ngày Tết mang ý nghĩa tiêu trừ bệnh tật, côn trùng, cầu mong một mùa màng thắng lợi, bội thu. Ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với Tết Đoan Ngọ.

Vào ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, mọi người thường làm gì?

Tết Trùng Cửu ở Việt Nam
Tết Trùng Cửu ở Việt Nam

Uống rượu, trà hoa cúc

Vào tiết trời mùa thu se se lạnh, trời âm u, cái nóng chưa qua mà khí lạnh đã về, thời điểm giao mùa đất trời sinh độc, con người dễ ốm. Mọi người thường có thói quen uống rượu hoặc trà hoa cúc để mát gan, tiêu độc, giải cảm.

Hiếu lễ, quan tâm tới đấng sinh thành

Vào ngày này, con cháu thường nấu ăn và dành thời gian bên ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn thành kính
Vào ngày này, con cháu thường nấu ăn và dành thời gian bên ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn thành kính

Tết Trùng Cửu còn là ngày của người già – Lão nhân Tiết. Viêc hiếu kính với người lớn thể hiện mong muốn cha mẹ, người già được mạnh khỏe, sống lâu. Sau khi mùa màng được thu hoạch, con cháu trong gia đình thường dành thời gian để nấu những món ngon dâng tặng ông bà, bố mẹ. Cũng có một số gia đình tặng tiền thể hiện sự quan tâm. Đây cũng là nét đẹp đáng để trân trọng, giữ gìn trong ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam.

Mua vàng để nguyện cầu tài lộc, may mắn

Mua vàng vào Tết Trùng Cửu
Mua vàng vào Tết Trùng Cửu

Vào ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, nhiều người quan niệm rằng việc mùa vàng rồi tích trữ sẽ mang lại tài lộc, may mắn cho cả năm. Chính vì thế, mọi người thường đi mua vàng vào dịp Tết Trùng Cửu.

Ném những trái cam vàng ra trước cửa để đón nhận tài lộc

Ném cam vàng vào Tết Trùng Cửu thể hiện ước vọng may mắn, bình an
Ném cam vàng vào Tết Trùng Cửu thể hiện ước vọng may mắn, bình an

Vì Tết Trùng Dương rơi vào chính mùa thu – mùa mà cây cam vàng cho sai quả. Chính vì vậy, người ta truyền tai nhau rằng, vào ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, nếu ném cam vàng thì sẽ xua tan những điều xui xủi ra ngoài, đón nhận những điều may măn, vượng khí đến. Theo kiến thức về Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, trước khi ném hãy nguyện cầu những hy vọng của bản thân về cuộc sống, sự nghiệp, sức khỏe hay tình duyên. Tại một số nơi, người dân thường viết lời câu nguyện trực tiếp trên những quả cam vàng rồi bắt đầu ném.

Vì là ngày Tết cổ của dân tộc nên ngày nay, vào ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, người Việt chỉ thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên chứ không tổ chức làm cỗ cúng như các ngày lễ lớn khác.

>>> Xem thêm: 

Nguồn gốc văn hoá tâm linh của người Việt có từ khi nào?

Biểu hiện văn hoá tâm linh trong thờ cúng của người Việt

 

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ